Cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước là ĐÚNG?

Cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước?

Cúng trong nhà hay ngoài trời trước là đúng ? là thắc mắc của hầu hết mọi người. Nếu quý gia chủ đang bị phân vân và mơ hồ về vấn đề này có thể tham khảo bài viết sau để tìm câu trả lời chính xác. Trong dịp Tết Nguyên Đán, lễ giao thừa là một trong những lễ cúng quan trọng và có ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Vì vậy, quý gia chủ cần phải biết về thời điểm, cách cúng và thời gian cúng giao thừa.

Cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước?
Cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước?

Xem thêm: Tại sao cúng gà trống đêm giao thừa

Cúng trong nhà hay ngoài trời trước ?

Đầu tiên chúng ta phải hiểu được mục đích và ý nghĩa của cúng giao thừa ngoài trời và trong nhà. Khi biết được điều này, chắc chắn các bạn sẽ dễ dàng biết được hướng cúng và thứ tự cúng kiến thế nào cho đúng.

  • Cúng giao thừa trong nhà: gia chủ dâng lễ vật lên chư vị tiên linh và ông bà tổ tiên, đón rước ông bà về ăn tết, sum vầy với các thành viên trong gia đình.
  • Cúng giao thừa ngoài sân:

Như các bạn đã biết, mỗi năm Ngọc Hoàng điều cho một vị thần Hành Khiển xuống trần gian tại nhà gia chủ để quan đốc mọi chuyện. Do vậy cúng giao thừa ngoài sân mang ý nghĩa là tiễn đưa vị quan Hành Khiển cũ và chào đón vị quan Hành Khiển mới. Thời khắc này diễn ra rất nhanh, vì vậy, gia chủ phải thực hiện lễ cúng nhanh chóng và trang nghiêm.

Cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước là đúng ? Câu trả lời là: Gia chủ nên cúng ngoài sân trước, trong nhà sau; thắp hương ngoài sân trước, trong nhà sau. Khi thực hiện đúng thứ tự thì lễ cúng mới đầy đủ ý nghĩa và đúng về mặt tâm linh tín ngưỡng.

Nên cúng giao thừa ngoài sân trước
Nên cúng giao thừa ngoài sân trước

Xem thêm: Mâm cúng giao thừa 2021 gồm những gì ? Cúng như thế nào?

Thời điểm cúng giao thừa là mấy giờ ?

Đêm ngày 30 hay ngày 29 – Ngày cuối cùng của năm người ta gọi là đêm trừ tịch, mang ý nghĩa trừ đi hết những điều không may mắn của gia đình, cầu mong một năm mới bình an.

Theo truyền thống xa xưa, ông bà ta thường chuẩn bị mâm lễ vật để cúng giao thừa. Truyền thống này được gìn giữ từ đời này qua đời khác. Theo đó, nghi lễ thắp hương giao thừa thường được thực hiện vào giờ chính Tý, tức là đúng 12 giờ đêm ngày 30 (hoặc ngày 29) tháng Chạp, thời khắc chuyển sang mùng 1 Tết của năm mới.

Cúng giao thừa vào giờ nào?
Cúng giao thừa vào giờ nào?

Lễ vật nào không thể thiếu trong lễ cúng giao thừa ?

Mỗi vùng miền sẽ có một nét truyền thống và tín ngưỡng riêng. Do vậy, cùng một mâm lễ vật giao thừa đi từ Bắc vào Nam chắc chắn bạn sẽ thấy sự khác biệt rất rõ ràng. Dù đơn giản hay phức tạp, dù miền Nam, miền Bắc hay miền Trung có ít nhiều sự khác biệt, tuy nhiên tuyệt đối không thể thiếu các lễ vật sau:

  • Lễ vật cúng giao thừa ngoài trời gồm các lễ vật như ngũ quả, hoa tươi, nhang, nến hoặc đèn dầu, trầu cau, gà trống luộc hay thịt heo luộc điều được, xôi, bánh chưng, rượu và một số món ăn truyền thống khác tùy vào gia chủ
  • Lễ vật cúng giao thừa trong nhà thường sẽ bao gồm những món ăn mặn ngày tết: bánh chưng, ngũ quả, chả giò, trầu cau, bánh kẹo, rượu bia,…
Lễ vật cúng giao thừa không thể thiếu
Lễ vật cúng giao thừa không thể thiếu

Sự đa dạng của mâm cúng phụ thuộc vào tín ngưỡng của vùng miền và điều kiện kinh tế của gia chủ. Tuy nhiên cũng đừng nên quá đặt nặng vấn đề này, vì về cơ bản làm gì thì làm nhưng phải thể hiện được lòng thành của mình là được.

Đồ Cúng Việt hi vọng qua bài viết này, quý gia chủ có thể giải đáp được thắc mắc Cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước là đúng. Bất kì lễ cũng nào cũng vậy, nó sẽ mang một ý nghĩa tâm linh riêng. Do vậy, quý gia chủ phải tươm tất và chỉnh chu nhất để dâng lễ vật lên chư vị thần linh, ông bà.

Mọi sự thắc mắc về các loại mâm cũng vui lòng liên hệ Hotline: 1900 3010 để được hỗ trợ và tư vấn.

Xem thêm: Văn khấn giao thừa trong nhà ngoài trời

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *