Mâm cúng tất niên miền Trung cuối năm cần chuẩn bị lễ vật gì?

mâm cúng tất niên miền trung

Cúng tất niên ở mỗi vùng miền sẽ có sự khác nhau về lễ vật, cách cúng dựa theo tập quán phong tục sống ở đó. Vậy mâm cúng tất niên miền Trung có gì đặc biệt và khác so với các vùng khác? Cùng xem bài viết dưới đây của Đồ Cúng Việt nhé!

Phong tục cúng tất niên miền trung

Cúng tất niên cuối năm miền Trung là một nét đẹp truyền thống tâm linh quan trọng của mỗi gia đình. Được tổ chức vào những ngày cuối năm từ ngày 20 đến 30 tháng Chạp. Lễ cúng như lời tạ ơn thần linh đã che chở cho gia đình một năm qua. Là lời cầu nguyện, mong ông bà, tổ tiên thần đất luôn bảo vệ và bình an cho gia đình, làm ăn thuận lợi phát triển khi bước sang năm mới. Đồng thời cũng là dịp để tận hưởng không khí tết, mà còn là lúc gia đình và cộng đồng tụ tập, cầu nguyện, và tưởng nhớ đến những điều đã xảy ra trong năm qua.

Mâm cúng miền Trung gồm những lễ vật gì?

Đúng theo phong tục miền Trung mâm cúng tất niên gia chủ phải chuẩn bị mâm cúng 3 mâm sau đây:

Mâm cơm cúng tất niên cuối năm miền Trung gồm có:

Theo dân gian lễ nghi ở Huế, mâm cơm cúng tất niên miền Trung gồm những lễ vật dưới đây::

  • 5 chén cháo trắng.
  • 5 phần xôi gấc đậu xanh.
  • 5 phần chè đậu trắng hoặc chè trôi.
  • Đĩa tam sên: 3 quả trứng, 3 con tôm, 1 miếng thịt heo đùi luộc chín.
  • 1 con gà mái cúng tất niên.
  • Heo quay sữa.
  • 1 đĩa bánh hỏi.
  • 3 cái bánh chưng.
  • 1 đĩa chả lụa và 3 cây đỡ sẵn.
Mâm cúng tất niên miền trung
Mâm cúng tất niên miền trung

Xem thêm: mâm cúng tất niên cuối năm 3 miền có gì?

Mâm ngũ quả cúng tất niên

Mâm ngũ quả cúng tất niên sẽ có những loại quả, trái cây sau đây: Quýt hoặc cam, chuối xanh, thanh long, táo, dứa (khóm). Mỗi loại quả đều mang một ý nghĩa khác nhau. Mang đến sự thịnh vượng và những cơ hội may mắn cho toàn bộ thành viên trong gia đình.

Đồ Lễ cúng tất niên cuối năm

  • 1 bình hoa cúc kim cương có màu đỏ hoặc vàng.
  • Nhang và bộ lưu hương.
  • Đèn cầy 2 chiếc.
  • Đĩa gạo muối.
  • Rượu, trà, nước lọc.
  • Bộ giấy cúng tất niên: quần áo, tiền vàng.
  • Đĩa bánh kẹo cúng thông thường.
  • Trầu cau têm sẵn.

Cách bày mâm cúng tất niên miền trung đúng chuẩn

Rất nhiều người thắc mắc nên đặt mâm cúng tất niên ở vị trí nào tốt, hợp phong thuỷ?

Theo quan niệm truyền thống, ông bà ta khuyến cáo rằng nên đặt mâm cúng tất niên ở trước cửa nhà, hướng ra ngoài đường. Trong việc bày trí, người ta thường tuân theo quy tắc “đông bình tây quả”. Đặc biệt, con gà thường được đặt ở trung tâm của mâm cúng, còn các lễ vật khác sẽ được sắp xếp xen kẽ hai bên. Nhìn vào có cao thấp hài hoà về bố cục và màu sắc là được.

Bài cúng tất niên theo lễ nghi cung đình Huế

Sau khi chuẩn bị mâm cúng, bày biện trước án đầy đủ. Việc tiếp theo là soạn nội dung bài cúng tất niên thật chính xác và đề cao ý nghĩa tâm linh. Đây là được xem là lời khấn gửi thần linh. Tuyệt đối không được sai sót hay đọc vấp, đánh mất đi sự linh thiêng của buổi lễ. Nội dung bài văn khấn chi tiết dưới đây: 

Bài cúng tất niên miền Trung
Bài cúng tất niên miền Trung

Đặt mâm cúng tất niên miền Trung ở đâu uy tín?

Nếu gia đình không có quá nhiều thời gian để chuẩn bị đồ cúng tất niên. Vì dịp cuối năm khá bận rộn có rất nhiều việc phải chuẩn bị. Nắm được nhu cầu đó Đồ Cúng Việt đã cho ra đời dịch vụ mâm cúng trọn gói, giúp gia đình chuẩn bị đầy đủ lễ vật để dâng cúng đúng lễ nghi với chi phí phù hợp và tiện lợi. Nếu gia đình ở miền Trung thì có thể liên hệ với chi nhánh Đồng Cúng Việt ở Đà Nẵng để được tư vấn gần nhất nhé! 

Đặt mâm cúng tất niên cuối năm ở miền Trung
Đặt mâm cúng tất niên cuối năm ở miền Trung

Qua bài viết này, mong gia chủ sẽ chuẩn bị cho mình một mâm cúng tất niên miền Trung thật chỉnh chu để cúng tạ lễ ngày cuối năm và cầu mong gia đình bình an phát tài phát lộc nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *