Mâm cúng, bài cúng xe cuối năm phù hộ tài xế

cúng xe cuối năm

Lễ cúng xe cuối năm không chỉ là truyền thống quan trọng cho chủ nhân xe ô tô, mà còn là sự cầu mong an lành và bảo vệ trên các hành trình thượng lộ bình an. Để tổ chức buổi lễ trang trọng và ý nghĩa, việc chuẩn bị lễ vật, mâm cúng, bài cúng xe cuối năm và thực hiện nghi thức đòi hỏi sự chân thành và hiểu biết về truyền thống tâm linh. Chi tiết và hướng dẫn cụ thể có thể xem trong bài viết từ Đồ Cúng Việt!

Tại sao cần phải cúng xe cuối năm?

“Có thờ có thiêng có kiêng có lành” câu nói này đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người Việt ta. Đặc biệt là những thợ lái xe hay gia chủ có xe ô tô, chủ kinh doanh xe khách, xe bán tải chở hàng họ luôn tin vào điều này. 

Vì thế, gia chủ sẽ dành 1 ngày để  cúng xe cuối năm nhằm tạ lễ với mong muốn may mắn, an lành, tránh xa khỏi tai nạn trong quãng đường duy chuyển năm qua và năm mới sắp tới.

Lễ vật trong mâm cúng xe cuối năm gồm những gì?

Sau đây, Đồ Cúng Việt xin sẽ những lễ vật có trong mâm cúng xe cuối năm cần có dưới đây:

  • Trái cây ngũ quả (1 giỏ quả gồm 5 loại).
  • Hoa cúc kim cương (1 bó).
  • Nhang thơm (1 bó).
  • Đèn cầy (2 cây).
  • Gạo, muối. (mỗi phần 1 đĩa nhỏ).
  • Rượu nếp mới (1 chai).
  • Nước chai 330ml (6 chai).
  • Giấy cúng xe mới (1 bộ cúng vàng bạc).
  • Đường thẻ. 
  • Bánh,kẹo, cốm, nổ, bim bim… ( 1 đĩa).
  • Mía,cóc,ổi,đậu, khoai lang…  (1 đĩa).
  • Xôi chè (mỗi loại 6 chén).
  • Cháo trắng (6 chén).
  • Gà Luộc (1 con chéo cánh).
  • Heo sữa quay ( nguyên con hoặc 1 miếng).
  • Bánh hỏi (1 đĩa).
Mâm cúng xe cuối năm
Mâm cúng xe cuối năm

Xem thêm: Mâm cúng xe đầu năm cần chuẩn bị những gì?

Bài cúng xe ô tô cuối năm (văn khấn chuẩn)

Một buổi lễ trọn vẹn và thành công thì không thể thiếu bài cúng xe cuối năm. Lời khấn lúc đọc chính là là lời trình bày và tạ ơn cũng như cầu mong lên thần linh có thể chứng và ban phước cho gia chủ. Vì thế cần phải chuẩn bị nội dung văn cúng xe cuối năm thật chính xác và đúng phong tục nhất.

Sau đây Đồ Cúng Việt xin chia sẻ nội dung bài cúng đầy đủ dưới đây tham khảo từ sách “ Văn khấn cổ truyền Việt Nam”: 

Nam mô A Di Đà Phật! 

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Nam mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát! 

Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát! 

Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát! 

Nam mô Đạo Tràng Pháp Hội Thượng Phật Bồ Tát!

Con xin kính lạy các Chư Phật, Chư Bồ Tát Ba Đời khắp Mười Phương, các Vị A La Hán, các Vị Thánh Tăng, các Vị Hộ Pháp, Kiên Lao Địa Thần Bồ Tát, Thập Vị Du Hành Hộ Pháp!

Con xin kính lạy Chư Vị Bản cảnh Thành Hoàng, các Chư Vị Thần Linh, Thánh Linh, Thần Linh Chủ Quản, Công Tào Phán Quan, Ngũ Phương Không Hành – Du Hành Sứ Giả, Ngũ Lộ Hành Binh, Lý Vực Phán Quan! 

Ngài Đương Niên Thiên Quan Tống Vương Hành Khiển, Ngũ Đạo Hành Binh Chi Thần, Lâm Tào Phán Quan!

Ngài Bản Gia Thổ Công Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Định Phúc Thần Quân! 

Con kính lạy các Chư Hương Linh – Vong Linh – Vong Nhơn trong khuôn viên bổn xứ của chúng con! 

Hôm nay, ngày ……….. tháng ……….. năm ……….là ngày lành tháng tốt nhằm ngày ……….. tháng ……….. năm …… (âm lịch) Tại địa chỉ: …………… 

Khai khẩn cúng khấn 

Chúng con, gồm: Con, tên là: ..… ; sanh ngày: ……/…../……..; Hiện ở tại: ………………… Hợp cùng toàn thể các thành viên trong gia đình chúng con. 

Hôm nay nhân ngày giờ lành, chúng con lòng thành sắm sửa phẩm vật lễ vật dâng cúng, thực hiện Nghi Pháp Lễ Kính Cáo và Lễ Cúng Tạ xe cuối năm. 

Xin khấn 

Kính mong các Ngài chứng minh cho chúng con, Mời chư vị giá đáo đàng tràng thọ hưởng phẩm vật, hộ trì cho con là… và chiếc xe mang biển số… xuất hành được bình an, làm ăn luôn thuận lợi, mọi việc tất thành, cầu tài được tài, cầu lợi đắc lợi.

Xin các Ngài Gia hộ cho con, gia đình con, cho sự bình an của mọi người khi vận hành xe, chiếc xe mang biển số: …………………… ; cho người lái xe, người đi xe và cho cả người đi đường.

Kính Xin các Oan Gia Trái Chủ, Oan Trái Báo Đới Chướng Nhiều Đời Nhiều Kiếp của con và những người có nhu cầu sử dụng hóa giải những mối oan sai từ nhiều đời, không làm phương hại, ảnh hưởng tiêu cực đến sự an toàn khi vận hành xe.

Chúng con trẻ người, non dạ, sự hiểu biết về thế giới tâm linh còn hạn chế nên có phạm phải lỗi lầm gì thì kính mong Bề Trên thương tình lượng thứ cho chúng con. 

Chúng con lòng thành kính Cẩn Cáo và Lễ Tạ!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! (bạn đọc 3 lần) 

Cách cúng xe cuối năm đúng nghi thức

Ngày cúng xe tạ lễ hằng năm

  • Ngày cúng xe cuối năm thường được tổ chức vào tháng giêng từ ngày 23 trở đi đến ngày cuối cùng của tháng chạp cuối năm âm lịch.
  • Giờ cúng tốt nhất là cúng buổi trưa 9h-11 (giờ Ngung Trung).

Bày trí lễ vật, bàn cúng

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ lễ vật, gia chủ tiến hành bày trí bàn cúng. Đầu tiên chuẩn bị 1 cái bàn tròn hoặc bàn vuông kích thước vừa phải. Sau đó bày trí lễ vật lên bàn, sắp xếp sao cho hài hoà: hương, hoa, nhang đèn, đồ lễ để cân đối.

Hướng bàn cúng gia chủ để hướng ra ngoài cửa, hướng Đông hoặc Bắc. Vị trí đặt mâm cúng xe cuối năm chuẩn nhất là đặt trước đầu xe ô tô.

Bày trí lễ vật bàn cúng xe cuối năm
Bày trí lễ vật bàn cúng xe cuối năm

Nghi thức cúng

  • Bước 1: Rót trà, rượu, nước.
  • Bước 2: Thắp nhang.
  • Bước 3: Đọc bài văn khấn cúng xe cuối năm chuẩn bị sẵn.
  • Bước 4: Chờ nhang tàn và thực hiện nghi thức hoá vàng (đốt giấy vàng, bộ giấy cúng)

Lưu ý: Trong lúc thực hiện nghi thức cần được yên tĩnh, tránh bị làm phiền. Đọc bài văn khấn phải đầy đủ nội dung và thật chính xác để buổi lễ được trọn vẹn và thể hiện lòng thành tâm nhất của gia chủ.

Mâm cúng xe tại Đồ Cúng Việt
Mâm cúng xe tại Đồ Cúng Việt

Nếu gia chủ không có nhiều thời gian để chuẩn bị mâm cúng xe cuối năm. hay không biết phải sắm lễ vật như thế nào là đầy đủ lễ nghi. thì Đồ Cúng Việt có thể giúp quý gia chủ. Với dịch vụ làm mâm cúng trọn gói, tiện lợi đúng truyền thống Việt. Tiết kiệm chi phí và thời gian, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn nhé!

Xem thêm: Hướng dẫn chuẩn bị mâm cúng xe mới đúng phong tục Việt

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *