Với cuộc sống tấp nập và quá nhiều việc như hiện nay. Đặc biệt là vào dịp cuối năm tết đến. Vì thế nhiều gia đình thắc mắc là cúng tất niên sớm có được không? Cúng tất niên ngày nào là tốt? Cúng sai ngày thì có ảnh hưởng gì đến đời sống tâm linh gia đình không? Cùng Đồ Cúng Việt giải đáp ngay bài viết dưới đây.
Cúng tất niên sớm có được không?
Cúng tất niên sớm có được không? – câu trả lời: Được nhưng ngày cúng phải ở trong tháng chạp.
Theo truyền thống dân gian, lễ cúng tất niên thường được tổ chức vào tháng chạp cuối năm, thường là vào ngày 29 và 30 của tháng tết. Việc quyết định liệu có nên cúng tất niên sớm hay không phụ thuộc vào các phong tục và lịch trình của gia đình. Thực tế, việc tổ chức lễ cúng tất niên sớm hay muộn không ảnh hưởng nhiều đến ý nghĩa của nghi thức.
Trong môi trường doanh nghiệp hiện đại, lễ cúng tất niên của các công ty thường được tổ chức sớm hơn so với lịch truyền thống. Tuy nhiên, đối với gia đình cá nhân, việc cúng tất niên thường được tổ chức vào ngày cuối cùng của năm để mang lại thuận tiện và ấm cúng cho tất cả thành viên trong gia đình.
Xem thêm: Tất niên là gì?
Một số lưu ý khi cúng tất niên cuối năm
Thời gian cúng tất niên ngày nào là tốt?
- Trong trường hợp của gia đình tổ chức lễ cúng tại nhà, thì thường lễ cúng tất niên diễn ra từ ngày 25 đến 30 của tháng chạp âm lịch.
- Trong khi đó, đối với các doanh nghiệp, lễ cúng tất niên thường được tiến hành sớm hơn, bắt đầu từ ngày 15 của tháng chạp âm lịch và kéo dài đến cuối năm.
Chuẩn bị mâm cỗ cúng tất niên
Để một lễ cúng thể hiện lòng thành của gia chủ nhiều nhất. Thì việc chuẩn bị đồ lễ trong mâm cúng tất niên một cách đầy đủ là rất cần thiết. Sau đây Đồ Cúng Việt xin gợi ý cho bạn 1 số lễ vật có trong mâm cỗ:
- Trái cây ngũ quả.
- Bình hoa.
- Nhang, đèn.
- Tàu têm.
- Đĩa bánh kẹo.
- Trà, rượu, nước.
- Xôi chè.
- Bộ tam sên.
- Cháo.
- Heo quay sữa.
- Bộ giấy cúng tất niên.
Chuẩn bị nội dung bài văn khấn tất niên
Để ơn trên có thể nghe gia chủ nói và khẩn xin những điều gì, cùng với những lời tạ ơn một năm đã che chở vào bảo vệ gia đình. Gia chủ cần chuẩn bị kỹ lưỡng văn khấn tất niên, đảm bảo sự chính xác và đầy đủ trong nội dung. Trong quá trình đọc, quan trọng để tránh vấp lời hoặc thiếu ý, nhằm duy trì tinh thần linh thiêng của buổi lễ, tôn trọng mọi khía cạnh của nghi thức.
Vị trí đặt mâm cúng
- Mâm cúng tất niên được đặt ở vị trí giao thoa giữa trời đất vạn vật. Và vị trí đặt tốt nhất là hướng gần với thờ gia tiên hoặc đặt vị trí trung tâm ở ngoài nhà.
- Gia chủ có thể đặt ở trong nhà hoặc ngoài sân đều được. Hướng bàn cúng nên đặt qua ra ngoài được theo kim chỉ 12h.
Cách bày trí mâm lễ cúng lên bàn
Sau khi đã chốt ngày cúng, chọn lựa mâm cúng, và xác định vị trí trên bàn, gia đình bắt đầu quá trình bày trí mâm lễ. Trong quá trình này, gia chủ cần chú ý đến việc sắp xếp lễ cúng theo nguyên tắc truyền thống được gọi là “Đông Bình Tây Quả”.
Các lễ vật như xôi chè và cháo được bày cùng với trầu và têm, xen kẽ hai bên mâm cúng. Bộ lưu hương và nhang đèn giấy cúng được đặt ở phía trước, hướng ra ngoài. Điều này không chỉ tạo nên sự cân đối và hài hòa trong bài lễ cúng mà còn thể hiện sự tôn trọng và tâm linh trong nghi thức truyền thống.
Qua bài viết này bạn cũng đã trả lời cho hỏi: cúng tất niên sớm có được không? từ đó chọn được thời gian hợp lý mã vẫn đảm bảo đúng tâm linh cho buổi lễ tất niên của gia đình, công ty. Nếu gia chủ cần đặt mâm cúng tất niên hay liên hệ với Đồ Cúng Việt để hỗ trợ bày trí tận nhà cho mình nhé!