Bài văn khấn mùng 3 tết, cách cúng hóa vàng gia tiên [2024]

Cúng mùng 3 Tết Nguyên Đán – Nét đẹp văn hoá truyền thống tâm linh Việt Nam, thường được gọi là “cúng đưa”. Lễ cúng được chuẩn bị kỹ lưỡng từ mâm cúng đến văn khấn mùng 3 Tết và nghi thức hoá vàng. Tạo không khí trang trọng và ấm áp, bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng đối với tổ tiên. Với lời cầu mong, gia tiên luôn bảo vệ và gặp nhiều may mắn cho gia đình, con cháu trong năm mới 2024. 

Cúng hóa vàng mùng 3 tết là gì? 

Dân gian hay nói rằng: “30 cúng rước mùng 3 cúng đưa”. Mỗi khi dịp tết đến xuân về, nhà nhà tất bật chuẩn bị lễ vật mâm cúng gia tiên cho ông bà. Trở thành nét đẹp văn hoá từ bao đời nay của người Việt ta. Trong đó có lễ hóa vàng là nghi thức cuối cùng khi đưa ông bà và cũng đánh dấu hết 3 ngày tết.

Cúng hoá vàng mùng 3 Tết
Cúng hoá vàng mùng 3 Tết

Nghi thức hóa vàng mùng 3 tết được xem là lễ hóa vàng lớn nhất trong năm. Hiểu đơn giản là gia chủ sẽ đốt tiền vàng và bộ quần áo của toàn bộ gia tiên trong gia đình. Vì thế giấy cúng được chuẩn bị rất nhiều và chỉnh chu. Nhằm thể hiện lòng thành tâm của con cháu đối với ông bà.

Bài văn khấn mùng 3 tết chuẩn truyền thống Việt 

Bài văn khấn mùng 3 Tết

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)

– Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

– Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ. Chư vị Tôn thần

– Con kính lạy Ngài Đương niên hành khiển, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, các ngài Thổ địa, Táo quân, Long mạch Tôn thần.

– Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, nội ngoại tiên linh.

Hôm nay là ngày mùng 3 tháng giêng năm Tân Sửu

Chúng con là: … tuổi …

Hiện cư ngụ tại …

Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cung bày trước án. Kính cẩn thưa trình: tiệc xuân đã mãn, Nguyên đán đã qua, nay xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ Tôn thần, rước tiễn âm linh trở về âm cảnh.

Kính xin lưu phúc, lưu ân, phù hộ độ trì dương cơ âm trạch, mọi chỗ tốt lành, con cháu được bách sự như ý, vạn sự bình an, tài lộc song toàn, gia đạo hưng vượng.

Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần). 

Bài văn khấn hóa vàng

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật.

Con kính lạy chư vị Tôn thần. Cùng các ngài Thổ địa, Táo quân, Long Mạch, Tôn thần.

Con kính lạy hương hồn các cụ nội ngoại, cô dì chú bác Tiên linh.

Tín chủ (chúng) con là:… hiện đang ngụ tại:…

Hôm nay là ngày mùng….. Tết tháng Giêng năm … âm lịch

Tín chủ con thành tâm sắp sửa hương hoa nước quả kim ngân vàng bạc, phẩm vật trà tửu dâng lên trước án, kính cẩn thưa trình:

Tiệc xuân đã mãn, Tết Nguyên Đán đã qua, nay chúng con xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ Tôn thần, rước tiễn Tiên linh trở về âm giới.

Kính xin phù hộ độ trì cho con cháu được bình an, gia đạo hưng thịnh. Chúng con lễ bạc tâm thành, nhất tâm kính lễ, cúi xin phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)

Một số lưu ý cách cúng mùng 3 tết gia chủ cần biết 

Chọn giờ cúng mùng 3 tết

Theo quan niệm ông ba từ xưa để lại cúng mùng ba tết sẽ nên cúng vào buổi chiều. Người ta quan niệm rằng:” Vì cúng đưa nên cúng trễ tí để ông bà ở lại với gia định lâu hơn và cúng chiều tối thì đường đi của ông bà cũng dễ dàng hơn”. Vì thế gia chủ sẽ chọn giờ tốt ngày mùng 3 tết năm 2024 vào buổi chiều theo khung giờ sau đây:

  • Giờ tốt nên cúng: giờ Mùi (1 giờ – 3 giờ chiều), giờ Thìn (3 giờ – 5 giờ chiều).
  • Giờ xấu hạn chế cúng: giờ Ngọ (1 giờ – 3 giờ chiều), giờ Thìn (7 giờ – 9 giờ tối).

Cách bày mâm cúng mùng 3 tết gồm có lễ vật gì?

Ngoài những lễ vật cúng tết như: hương, hoa, trà, rượu nước, trầu cau, quả, nhang, lễ ngọt bánh kẹo, đèn, giấy cúng. Gia chủ cần chuẩn bị thêm mâm cỗ mặn để dâng lên gia tiên ngày này như sau: 

  • Xôi.
  • Gà xếp cánh. 
  • Heo quay sữa.
  • Giò Chả.
  • Bánh chưng hoặc bánh tét.
  • Các món xào.

Nếu gia đình theo đạo Phật thì có thể lựa chọn mâm cúng chay tịnh: Như đậu miếng, rau xào, canh, rau câu… tuỳ vào từng vùng.

Mỗi lễ vật đều mang một ý nghĩa khác nhau. Nên khi làm đồ cúng gia chủ cần chọn đồ tươi, ngon còn mới để thể hiện lòng thành của mình.

Sau khi đã chuẩn bị xong đồ lễ, gia đình bày lên bàn thờ gia tiên và tiến hành nghi thức cúng.

Xem thêm: Mâm cúng ông táo đơn giản chuẩn truyền thống Việt.

Nghi thức hoá vàng, đốt tiền mã cúng đưa ông bà

Khi lễ cúng kết thúc, gia đình tiếp tục bước vào phần khấn vái và đợi cho đến khi những ngọn nhang cuối cùng tắt. Mỗi thành viên trong gia đình lấy toàn bộ bộ giấy tiền bạc đã được cúng cho gia tiên. Họ lấy 1 mảnh nhỏ và nhẹ nhàng đốt nó, thể hiện sự tôn trọng và tri ân đối với tổ tiên. Tiếp theo, gia chủ mang ra giữa sân nhà. Đốt cháy toàn bộ bộ giấy cúng trong thau hoặc kham. Họ khắc sâu khoảnh khắc trang trọng này vào tâm trí, tạo ra không khí linh thiêng và ý nghĩa đậm đà trong không gian gia đình.

Lưu ý: Phải đảm bảo rằng mọi mảnh giấy cúng đều được đốt cháy hết, không để lại bất kỳ mảnh nào chưa cháy. Theo quan niệm, nếu chúng ta không đốt cháy hết, có thể ông bà nhận được tiền rách hoặc quần áo bị rách, điều này được coi là không lành lặn.

Nếu quý vị và gia đình không dành đủ thời gian để chuẩn bị mâm cúng cho ngày mùng 3 Tết Nguyên Đán, hãy liên hệ ngay với Đồ Cúng Việt. Chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ làm mâm cúng trọn gói, bao gồm đầy đủ lễ vật theo đúng phong tục truyền thống Việt Nam. 

Qua bài viết văn khấn mùng 3 tết này. Chúng tôi hy vọng rằng quý vị sẽ trải qua buổi lễ cúng mùng 3 Tết. Một cách trọn vẹn và ấm cúng bên gia đình. Chúc quý vị và gia đình năm mới phát tài phát lộc, mọi sự như ý!

Xem thêm: Bài cúng đưa ông táo về trời cuối năm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *