Mâm Cúng Cô Hồn Tháng 7, Mùng 2 và 16 Hàng Tháng
685.000₫ – 3.914.000₫
Chọn CHI NHÁNH và GÓI để xem hình ảnh và báo giá từng gói. Xem hướng dẫn.
Mâm cúng cô hồn được sử dụng cho các lễ cúng cô hồn vào tháng 7 âm lịch hằng năm, hoặc vào mùng 2 và 16 âm lịch hàng tháng. Liên hệ với Đồ Cúng Việt để được tư vấn kỹ càng qua Zalo, Facebook, hoặc Hotline hiển thị trên màn hình. Khi khách hàng đặt mâm cúng qua website, chúng tôi sẽ liên hệ lại để tư vấn chi tiết trước khi xác nhận đơn hàng.
Đọc bài viết bên dưới để hiểu tất cả mọi thứ về cúng cô hồn như: cúng cô hồn là gì? mâm cúng cô hồn tháng 7 gồm những gì? cần kiêng kỵ điều gì trong tháng cô hồn…
Mâm cúng cô hồn là mâm cúng được sử dụng cho các lễ cúng cô hồn vào tháng 7 âm lịch hằng năm, hoặc vào mùng 2 và 16 âm lịch hàng tháng. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn đọc tất cả mọi thứ về: lễ cúng cô hồn, tháng cô hồn, mâm cúng cô hồn gồm những gì và những điều cần kiêng kỵ trong tháng cô hồn…
CHỌN MỤC BẠN MUỐN ĐỌC
Cúng cô hồn là gì?
Cúng cô hồn là phong tục truyền thống có từ thời xa xưa và được lưu giữ cho đến ngày nay, thường được cúng và tháng cô hồn (tháng 7 âm lịch hằng năm), hoặc mùng 2 và 16 âm lịch hàng tháng.
Theo tín ngưỡng dân gian, cô hồn được hiểu là vong hồn của người đã qua đời không nơi thờ cúng, những người chết đường chết chợ, chết vì binh đao không ai biết, nhưng cô nhi yểu vong không ai cúng giỗ… phải lang thang vật vờ và chịu đói rét.
Trong tháng cô hồn, khi cánh cổng địa ngục được mở ra cho các vong hồn trở lại trần gian. Người dân tổ chức lễ cúng cô hồn để phát tâm, hi vọng những cô hồn no đủ hơn để bớt quấy phá người sống, cầu mong cuộc sống bình yên và thể hiện sự đồng cảm với đồng loại.
Mâm cúng cô hồn gồm những gì?
Với kinh nghiệm nhiều năm phục vụ khách hàng, và sự nghiên cứu kỹ lưỡng về lễ cúng cô hồn, Đồ Cúng Việt đã đưa ra các gói mâm cúng cô hồn phù hợp với phong tục và nhu cầu của người dân. Hãy cùng xem các gói mâm cúng cô hồn tháng 7, mùng 2 và 16 âm lịch hàng tháng gồm những gì?
- 1 mâm ngũ quả tươi theo mùa, sạch sẽ và dễ sắp xếp.
- 1 bó hoa cúc kim cương.
- 1 bó nhang quế.
- 2 ly đèn cầy.
- 1 phần gạo trắng.
- 1 phần muối trắng.
- 1 chai rượu nếp mới.
- 1 chai nước tinh khiết 330ml.
- 1 bộ giấy cúng cô hồn.
- 1 phần đường thẻ.
- 1 phần bánh, kẹo, cốm, nổ, bim bim.
- 1 phần mía, cóc, ổi, đậu, khoai lang.
- 6 phần xôi.
- 6 phần chè.
- 6 phần cháo trắng.
- 1 con gà luộc (kèm cháo gỏi)
- 1 con heo sữa quay (3.8-4.2kg)
- 1 phần bánh hỏi
Bài văn khấn cúng cô hồn ngắn gọn và đơn giản
Có 2 bài cúng cô hồn khác nhau, 1 bài dành cho lễ cúng cô hồn mùng 2 và 16 âm lịch hàng tháng; và 1 bài dành cho lễ cúng cô hồn tháng 7 âm lịch hằng năm.
Dưới đây là 2 bài cúng cô hồn, được trích từ Sách Văn Khấn Cổ Truyền Việt Nam.
Bài cúng cô hồn vào mùng 2 và 16 âm lịch hằng tháng
Những cửa hàng kinh doanh buôn bán, hay các công ty thường cúng cô hồn vào mùng 2 và 16 âm lịch hàng tháng để tránh những cô hồn quấy phá công việc làm ăn, tránh những điều xui xẻo. Đồng thời, cầu may mắn và tài lộc trong kinh doanh.
Bài văn khấn dưới đây được sử dụng cho lễ cúng cô hồn này:
Bài cúng cô hồn tháng 7 âm lịch hàng năm
Vào tháng cô hồn (tháng 7 âm lịch hằng năm), hầu hết người dân sẽ thực hiện lễ cúng cô hồn vào bất kì ngày nào từ mùng 2 đến 16 của tháng 7, hoặc có thể cúng tất cả các ngày. Mục đích để những cô hồn không quấy phá cuộc sống và công việc làm ăn.
Dưới đây là bài văn khấn sử dụng cho lễ cúng cô hồn tháng 7 âm lịch hàng năm:
Cách cúng cô hồn tháng 7, mùng 2 và 16 hàng tháng
Cúng cô hồn là một hoạt động văn hóa tâm linh quan trọng và khá phổ biến tại Việt Nam. Vì vậy, khi cúng cô hồn cần phải chuẩn bị mâm cúng cô hồn chỉnh chu và thực hiện các nghi thức cúng nghiêm túc.
Dưới đây là hướng dẫn những gì cần chuẩn bị và hướng dẫn cách cúng cô hồn chi tiết:
Chuẩn bị mâm cúng cô hồn
Mâm cúng cô hồn là phần quan trọng nhất trong lễ cúng cô hồn. Do có nhiều lễ vật phức tạp nên đa số mọi người sẽ đặt dịch vụ mâm cúng tại Đồ Cúng Việt. Tới ngày cúng, nhân viên sẽ mang mâm cúng đến bày trí tận nhà và hướng dẫn cách cúng chi tiết.
Cúng cô hồn lúc mấy giờ?
Cúng cô hồn thường diễn ra vào lúc trời vừa hết ánh nắng, khoảng 17h – 19h tối. Lý do vì theo tín ngưỡng tâm linh, những vong linh không chịu được ánh sáng mặt trời, nên không cúng vào những thời gian ban ngày.
Nghi thức cúng cô hồn
Mâm cúng cô hồn phải được đặt ngoài sân, ngoài trời, ở nơi sạch sẽ, yên tĩnh, không được đặt ở trong nhà. Vì những cô hồn không nơi nương tựa thường lang thang ở bên ngoài, và không thể vào nhà nên cúng ở ngoài trời sẽ dễ tiếp nhận lễ vật hơn.
- Chuẩn bị: Sắp xếp lễ vật theo thứ tự gọn gàng, ngay ngắn.
- Thắp hương và đèn nến: Thắp 3 nén hương và đốt nến trước mâm cúng.
- Khấn vái: Gia chủ quỳ trước mâm cúng, chắp tay và khấn theo bài văn khấn.
- Rải gạo và muối: Sau khi khấn vái xong, gia chủ sẽ rải gạo và muối ra đường.
- Đốt vàng mã: Tiến hành đốt tiền vàng mã để các vong hồn có thể sử dụng.
Một số lưu ý khi cúng cô hồn
- Khi gia chủ rải sấp tiền vàng ra mâm, nên để tiền hướng về 4 phía Đông, Tây, Nam, Bắc, và mỗi hướng cắm từ 3, 5 hoặc 7 cây nhang. Nếu có ai hỏi cúng cô hồn cần mấy cây nhang, bạn đã biết câu trả lời rồi đấy.
- Lễ cúng cô hồn phải được tổ chức ngoài sân, trước cửa nhà, tuyệt đối không cúng trong nhà.
- Thông thường, mọi người cúng cô hồn vào buổi chiều hoặc tối, bởi theo quan niệm dân gian, ánh sáng yếu vào thời điểm này giúp các oan hồn dễ dàng nhận được đồ cúng.
- Đồ lễ cúng cô hồn gồm các loại như kẹo, bánh, sữa, bim bim, bỏng nẻ, khoai, sắn, ngô, dùng để cúng thai nhi, bé đỏ. Cháo loãng và nước mía cũng là đồ cúng các oan hồn rất thích vì cổ họng của vong hồn, quỷ đói rất nhỏ, chỉ ăn được cháo loãng và nước.
- Trong lễ cúng cô hồn còn có nghi thức vẩy cháo, rắc gạo, muối để bố thí đồ ăn khắp các phương hướng, giúp các oan hồn tứ tán khắp nơi nhận được.
- Sau khi gia chủ đọc văn cúng cô hồn xong, nên đốt đồ mã ngay tại chỗ để các oan hồn nhận và rời khỏi đó, không ở lại quấy rối gia chủ.
- Tuyệt đối không được cúng cô hồn trong nhà vào những ngày này, vì như vậy đồng nghĩa với việc rước ma quỷ vào nhà.
- Nên cúng cô hồn vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối.
- Sau khi cúng cô hồn xong, không nên giữ lại đồ cúng, vì điều này có thể dẫn đến việc các cô hồn vào nhà quấy phá.
- Vào ngày này, có trẻ em trong xóm đến cướp đồ cúng, nhưng vào ngày mùng 2 và 16 thì rất ít trẻ em biết để cướp đồ cúng. Do đó, toàn bộ đồ cúng nên đem cho những người vô gia cư, nghèo khổ, có hoàn cảnh khó khăn.
- Phần gạo, muối thì tốt nhất nên rắc ở ngoài ngã ba đường, hoặc đem ra ngoài đường cũng được.
CHỌN GÓI | Gói Tiết Kiệm, Gói 1, Gói 2, Gói VIP |
---|
2 đánh giá cho Mâm Cúng Cô Hồn Tháng 7, Mùng 2 và 16 Hàng Tháng
Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.
Nguyễn Văn Lâm –
Lần đầu đặt mâm cúng mà đúng ý mình
Đỗ Văn Tân –
Mâm cúng đầy đủ, đẹp.