Cúng khoan giếng: Hướng dẫn [A-Z] Lễ vật, Văn khấn & Cách cúng

Văn khấn cúng khoan giếng

Ở thành phố, nghe đến lễ cúng khoan giếng có vẻ lạ lẫm nhưng với các vùng nông thôn hay rìa thành phố thì lễ cúng này tương đối phổ biến. Đây là lễ cúng được thực hiện khi tiến hành đào và làm giếng mới. Vậy lễ vật, cách cúng và văn khấn của lễ khoan giếng gồm những gì? Thực hiện sao cho chuẩn tâm linh? Hãy cùng đọc và theo dõi qua bài viết dưới đây của chúng tôi.

Đồ Cúng Việt – Chuyên mâm cúng trọn gói theo yêu cầu của quý khách hàng tại TPHCM và những khu vực lân cận.

Ý nghĩa của cúng khoan giếng
Ý nghĩa của cúng khoan giếng

Cúng khoan giếng là gì? Ý nghĩa của nó

Đào giếng hay khoan giếng là để lấy nước ăn uống và sinh hoạt. Chúng ta thường nghĩ rằng đào chỗ nào cũng được, miễn sao có nhiều nước và tiện lợi cho gia đình là được.

Việc khoan giếng ảnh hưởng ít nhiều đến vượng khí của gia chủ và của ngôi nhà. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, khi đào giếng thì phải xem ngày giờ cẩn thận, lễ vật và bài cúng đầy đủ cho lễ cúng này.

Nó cũng được xem như là lễ cúng động thổ khi đào giếng mới. Chính vì vậy nó cũng có ý nghĩa tâm linh quan trọng. Do vậy, quý gia chủ cần phải chuẩn bị mọi thứ thật chu đáo.

Lễ vật trong mâm cúng khoan giếng gồm những gì?

Sau đây, Đồ Cúng Việt xin gửi đến quý gia chủ lễ vật trong mâm cúng động thổ khoan giếng và lễ vật cúng tạ giếng.

Lễ vật cúng động thổ khoan giếng bao gồm:

  • Đèn cầy.
  • Bình hoa.
  • Nải chuối vừa chín tới.
  • Trầu cau.
  • Xôi chè.
  • Gạo muối.

Lễ vật cúng tạ giếng:

  • Đèn cầy.
  • Nải chuối vừa chín tới.
  • Bình hoa.
  • Miếng thịt heo luộc.
  • Bánh kẹo.
  • Trái cây.
  • Trầu cau.
  • Gạo muối.
  • Xôi chè.
  • Thuốc lá.

Ngoài ra, vì một số nguyên nhân, nhiều quý gia chủ phải lấp đi cái giếng đang sử dụng thì quý gia chủ nên làm lễ cúng lấp giếng.  Thông thường lễ cúng lấp giếng thì đơn giản hơn chỉ gồm: bình bông, nải chuối, trầu cau, rượu, thuốc lá.

Văn khấn cúng khoan giếng
Văn khấn cúng khoan giếng

Nên chọn ngày giờ nào để đào và cúng khoan giếng?

Như đã nói ở trên, cúng khoan giếng cũng giống như cúng động thổ nhà mới, do vậy việc chọn ngày giờ cúng và đào giếng cũng hết sức quan trọng, nó quyết định nên vượng khí và sự may mắn. Do vậy, việc chọn ngày khoan giếng sao cho hợp tuổi, hợp mạng, tránh những điều không may mắn. Cụ thể như sau:

  • Ngày tốt đào giếng bao gồm: Giáp Tý, Ất Sửu, Giáp Ngọ, Canh Tý, Tân Sửu, Nhâm Dần, Ất Tỵ, Tân Hợi, Tân Dậu, Quý Dậu.
  • Ngày tốt để sửa giếng khoan bao gồm: Canh Tý, Tân Sửu, Giáp Thân, Quý Sửu, Ất Tỵ, Đinh Tỵ, Tân Hợi.

Xem thêm: Bộ Tam Sên là gì? Lễ vật cúng Tam Sên gồm những gì?

Nội dung bài văn khấn cúng khoan giếng

Nội dung bài văn khấn cúng khoan giếng so với những bài cúng khác thì ngắn hơn và tương đối dễ nhớ. Do vậy quý gia chủ có thể ghi nhớ hoặc ghi chép ra khổ giấy A4 để dễ đọc hơn.

Nam mô A di đà Phật (3 lần).

Nam mô Đại từ đại bi quán thế âm Bồ Tát (3 lần).

Hôm nay ngày… tháng…, đệ tử tên…, thôn… xã… huyện… tỉnh… Con xin kính cáo chư vị thần linh, Thổ Công, Hà Bá, ngày mai ngày… cho con khai móng đào giếng để dùng. Cầu ngày cho nước trong thanh lọc, mát ngọt dồi dào, để không trắc trở, cúng cáo thần linh, độ trì đệ tử, làm được gặp may, thuận lợi mọi điều không ai quở trách. Lòng thành kính cáo cầu xin chư vị phù hộ độ trì không nên quở trách, sau khi làm xong hoàn tất con sẽ tạ ngày, tùy thâm cúng tạ.

Nam mô A di đà Phật (3 lần).

(Sau khi cúng xong rải gạo muối xung quanh chỗ đào khoan giếng).

Cần kiêng kỵ gì khi cúng khoan giếng?

“Có thờ có thiêng có kiêng có lành” do vậy quý gia chủ cần phải đặc biệt lưu ý tránh những điều kiêng kỵ để phạm phải những điều không hay. Cụ thể:

Không nên đào giếng trước nhà

Các chuyên gia phong thủy đánh giá, việc đào giếng trước nhà chỉ tiện lợi cho việc sinh hoạt chứ không hợp về phong thủy. Khi đào giếng nước trước nhà sẽ phạm phải hướng của ngôi nhà. Tà khí vào nhà cũng không tốt.

Tốt nhất là nên khoan giếng bên trái của ngôi nhà, bên trái là hướng của Thanh Long, mà Thanh Long là đại diện cho Thủy (thủy là nước).

Tránh đào giếng tại phượng tọa của ngôi nhà

Phượng tọa của ngôi nhà thường là nơi cao ráo, có vượng khí, cát trạch. Nhưng nếu khoan giếng tại phượng tọa của ngôi nhà thì sẽ dễ bị “Vượng Sơn Hạ Thủy”. Có nghĩa là  vượng khí sẽ rơi hết xuống nước khiến bệnh tật dễ phát sinh, vạn điều không tốt với gia đình của gia chủ.

Điều kiêng kỵ khi khoan giếng
Điều kiêng kỵ khi khoan giếng

Không khoan giếng ở gần bếp hay đối diện với gian bếp

Nước và lửa xung khắc nhau, nếu đặt đối diện thì sẽ gây nên sự đối kỵ về Âm – Dương, Thủy- Hỏa xung khắc “đối đầu” với nhau.

Nếu đặt giếng nước đối diện với bếp sẽ sinh bệnh tật về mắt, tim mạch trong gia đình. Ngoài ra, bếp có nguồn nước thải lâu dần chúng ngấm vào đát làm ô nhiễm nguồn nước sạch của giếng.

Đồ Cúng Việt hi vọng qua bài viết này, quý gia chủ sẽ lần lượt giải đáp được những thắc mắc về mâm cúng khoan giếng bao gồm lễ vật, văn khấn và điều cần kiêng kỵ. ” Đầu xuôi đuôi lọt” do vậy, quý gia chủ cần phải lưu ý.

Xem thêm: [Tìm Hiểu] Lễ Cúng Trăng – Nét đẹp văn hóa của người KhMer

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *