Ngày vía Quan Âm là ngày nào 2023? [Chi tiết] Lễ cúng Mẹ Quan Âm

Ngày vía Quan Âm là ngày nào?

Hầu hết ở các đền chùa, miếu đền ở Việt Nam đều thờ Mẹ Quan Âm. Về mặt ý nghĩa tâm linh Phật Pháp, Mẹ Quan Âm ở trên che chở và bảo vệ chúng sinh quý phật tử được an yên, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống. Do vậy, vào ngày vía Quan Âm, Phật tử thường về chùa ăn chay, niệm Phật và cầu nguyện để nhận được sự che chở của Đức Mẹ Quan Âm.

Vậy ngày vía Quan Âm là ngày nào? Ý nghĩa, lễ cúng và văn khấn cúng Mẹ Quan Âm thế nào là chuẩn tâm linh? Hãy cùng đọc và tham khảo qua bài viết dưới đây của Đồ Cúng Việt!

Quan Âm Bồ Tát là ai?
Quan Âm Bồ Tát là ai?

Quan Âm Bồ Tát là ai?

Theo kinh A Di Dà, Quán Thế Âm Bồ Tát cùng với Đại Thế Chí Bồ Tát là trợ tuyên của đức Phật A Di Đà, được đặt danh hiệu Đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát:

  • Đại bị tức là lòng thương người bao la, rộng lớn.
  • Quán nghĩa là xem xét, quán xét.
  • Thế là cõi thế gian.
  • Âm là lời cầu nguyện.

Ngày vía Quan Âm là ngày nào 2023?

Ngày vía Quan Âm là những ngày Đản Sinh, ngày Thành Đạo, ngày Xuất Gia của Quan Âm Bồ Tát gồm 3 ngày: 19 tháng 2, 19 tháng 6 và 19 tháng 9 âm lịch.

Cụ thể như sau:

  • Ngày Đản Sinh: 19 tháng 2 âm lịch (tức ngày 29/03/2024).
  • Ngày thành đạo: 19 tháng 6 âm lịch (tức ngày 24/07/2024).
  • Ngày xuất gia: 19 tháng 9 âm lịch (tức ngày 2/11/2023).

Vào ngày này, gia đình quý Phật tử thường sẽ ăn chay, niệm Phật và chuẩn bị lễ vật để dâng lên bàn thờ Đức Mẹ Quan Âm.

Ngày vía Quan Âm là ngày nào?
Ngày vía Quan Âm là ngày nào?

Ý nghĩa của ngày vía Quan Âm

Ngày vía Quan Âm được xem là ngày tưởng niệm và bày tỏ sự biết ơn đối với sự từ bi, che chở cho chúng sinh. Ngoài ra, đây cũng là ngày mà quý Phật Tử tụng kinh niệm Phật hướng về điều thiện, giữ vững Đức Tin của mình, cầu nguyện cho gia đình được mạnh khỏe,…

Văn khấn Mẹ Bồ Tát Quan Âm

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy).

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư phật, Chư phật mười phương.

Nam mô Đại từ, Đại bi Linh cảm Quan Thế Âm Bồ Tát.

Con kính lạy Đức Viên Thông Giáo chủ thuỳ từ chứng giám.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm Canh Tý.

Tín chủ con là: ……………………………………….

Ngụ tại: …………………………………………..

Thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Đại bi, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới toà sen hồng.

Cúi xin Đức Đại Sỹ không rời bản nguyện chở che cứu vớt chúng con, như mẹ hiền phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, lòng trần cầu ân thanh tịnh, thiện nguyện nêu cao. Được ánh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp trần nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho đệ tử cùng gia đình bốn mùa được chữ bình an, tám tiết khang ninh thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, gia đạo hưng long, mầm tai ương tiêu sạch làu làu, đường chính đạo thênh thang tiến bước.

Cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.

Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô Quan Thế Âm Bồ tát! (3 lần, 3 lạy).

Ngày vía Mẹ Quan Âm nên cúng, chuẩn bị lễ vật gì?

Lễ vật dâng cúng Mẹ Quan Âm vào ngày vía Quan Âm không cần phải lễ cao cổ đầy, điều quan trọng nhất vẫn là sự thành tâm của quý gia chủ. Cụ thể:

  • Mâm cơm nếu có thì nên là cơm chay, không dùng các món mặn.
  • Trái cây tươi mới.
  • Hoa thì nên dùng: Hoa sen, hoa súng, hoa huệ, hoa mẫu đơn,…

Ngoài ra, quý gia chủ cũng không nhất thiết phải lập bàn thờ Mẹ Quan Âm đúng vào ngày vía Mẹ Quan Âm. Cứ  vào ngày 19 hàng tháng, điều có thể cúng Mẹ Quan Âm, thành tâm hướng về Đức Phật là đủ.

Lễ vật dâng cúng Mẹ Quan Âm
Lễ vật dâng cúng Mẹ Quan Âm

Cách bài trí bàn thờ Mẹ Quan Âm

  • Qúy gia chủ nên đặt bàn thờ theo “Tọa Tây hướng Đông”. Tuyệt đối, không đặt bàn thờ quay vào hướng nhà vệ sinh hay phòng ngủ, phòng ăn.
  • Ngoài ra, quý gia chủ đặt bàn thờ Đức Mẹ Quan Âm tránh hướng cửa và hành lang để tránh được xung khí.
  • Gia chủ đặt tượng thờ Quan Âm ở giữa, phía chân là bát hương thờ, hai bên là hai cây đèn hoặc nước, phía sau hai bên là hoa và đĩa trái cây.
  • Nhang và nước nên được thay mỗi ngày. Nước được dùng để thay.
  • Không được để bàn thờ bụi bẩn.

Ngày vía Mẹ Quan Âm tụng kinh gì?

Qúy gia chủ nên đọc niệm 12 nguyện lớn của Đức Mẹ Quan Âm. Cụ thể như sau:

  • Nam Mô hiệu Viên-Thông, danh Tự Tại, Quan-Âm Như Lai quảng-phát hoằng thệ nguyện.
  • Nam-mô nhất niệm tâm vô quái ngại, Quan-Âm Như Lai thường cư Nam Hải nguyện.
  • Nam-mô trú Ta-Bà U-Minh giới Quan Âm Như-Lai tầm thanh cứu khổ nguyện.
  • Nam-mô hàng tà ma, trừ yêu quái Quan Âm Như-Lai năng trừ nguy hiểm nguyện.
  • Nam-mô thanh tịnh bình thùy dương liễu, Quan Âm Như-Lai cam-lộ sái tâm nguyện.
  • Nam-mô Đại-Từ bi năng hỉ xả, Quan Âm Như-Lai thường hành bình đẳng nguyện.
  • Nam-mô trú dạ tuần vô tổn hoại, Quan Âm Như-Lai thệ diệt tam đồ nguyện.
  • Nam-mô vọng Nam nham cầu lễ bái, Quan Âm Như-Lai, già tỏa giải thoát nguyện
  • Nam-mô tạo pháp-thuyền du khổ hải, Quan Âm Như-Lai độ tận chúng sanh nguyện.
  • Nam-mô tiền tràng phan, hậu bảo cái, Quan Âm Như-Lai tiếp dẫn Tây Phương nguyện.
  • Nam-mô Vô Lượng Thọ Phật cảnh giới, Quan Âm Như-Lai Di Đà thọ ký nguyện.
  • Nam-mô đoan nghiêm thân vô tỉ trại, Quan Âm Như-Lai quả tu thập nhị nguyện.

Đồ Cúng Việt hi vọng qua bài viết này, quý gia chủ sẽ lần lượt giải đáp được những thắc mắc về ngày vía quan Âm: Ngày vía Quan Âm là ngày nào? Lễ vật và văn khấn cúng Đức Mẹ Quan Âm. Lễ vật dâng cúng Mẹ Quan Âm không cần quá cầu kỳ, điều quan trọng nhất vẫn là sự thành tâm của mình.

Xem thêm: [A-Z] Tam Hợp là gì? Cách hiểu #Đúng về Tam Hợp Hóa Tam Tai

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *