Khi đọc được bài viết này của Đồ Cúng Việt, chắc chắc quý gia chủ đang loay hoay tìm hiểu các thông tin chi tiết về văn khấn, cách sắm lễ cúng giỗ đầu cho người thân đã khuất. Ngày giỗ đầu được ông bà tổ tiên ngày xưa coi trọng và thực hiện đầy đủ, đúng chuẩn tâm linh. Chính vì vậy, truyền thống tốt đẹp này được thế hệ sau gìn giữ và phát triển.
Vậy lễ cúng giỗ đầu là gì? Văn khấn và cách chuẩn bị lễ vật thế nào?… Tất cả những điều này sẽ được Đồ Cúng Việt giải đáp qua bài viết dưới đây. Hãy cùng đọc và tham khảo nhé!
CHỌN MỤC BẠN MUỐN ĐỌC
Cúng giỗ đầu là gì? Cách tính ngày giỗ đầu Chuẩn nhất
Lễ cúng giỗ đầu là lễ cúng được gia đình thực hiện vào ngày mà người thân vừa mất được tròn một năm. Lễ giỗ đầu vẫn còn mang sự thương tiếc, bi ai của các thành viên trong đình với người đã mất. Do vậy, trong ngày này, nếu con cháu chưa ai mãn tang thì vẫn phải mặc đồ tang để làm lễ.
Lưu ý: Ngày giỗ đầu tiên luôn là ngày tròn 1 năm ngày người thân qua đời. Dù tháng đủ hay tháng thiếu thì ngày giỗ đầu vẫn là ngày mất của ai đó khi tròn đúng 1 năm.
Xem thêm: Lễ Cúng Tuần Đầu: [Chi tiết] về Nguồn Gốc, Lễ Vật và Văn Khấn
Sắm lễ cúng giỗ đầu cần chuẩn bị những gì?
Để cho lễ cúng được trọn vẹn và đầy đủ ý nghĩa thì gia chủ cần phải chuẩn bị đầy đủ các lễ vật sau:
- Mâm lễ chay hoặc Mâm lễ mặn.
- Hoa quả, hương, phẩm oản.
- Đồ hàng mã với tiền, vàng, giấy.
- Đồ hàng mã với các vật dụng như quần áo, nhà cửa, xe cộ, và còn có thể thêm hình nhân bằng giấy.
Với những gia đình truyền thống và có tín ngưỡng đạo Phật thì họ sẽ lựa chọn mâm cúng chay. Điều này được giải thích là do: Cúng chay thanh tịnh, an nhiên, nhẹ nhàng và không sát sinh.
Văn khấn gia tiên vào ngày giỗ đầu
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ tiên nội ngoại họ
Tín chủ (chúng) con là:………………………………………………….
Tuổi…………………………………………….
Ngụ tại:……………………………………….
Hôm nay là ngày……………tháng……….năm….…………(Âm lịch).
Chính ngày Giỗ Đầu của:………………………………………………..
Năm qua tháng lại, vừa ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Nhân ngày chính giỗ, chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ tấc thành.
Thành khẩn kính mời:………………………………………….
Mất ngày tháng năm (Âm lịch):……………………………
Mộ phần táng tại:……………………………
Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu bình an, gia cảnh hưng long thịnh vượng.
Tín chủ con lại xin kính mời các cụ Tổ Tiên, nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá thúc, Cô Di và toàn thể các Hương linh gia tiên đồng lai hâm hưởng.
Tín chủ lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ trong đất này cùng tới hâm hưởng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!
Văn khấn ngoài mộ
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Bản gia Táo Quân, ngài Bản gia Thổ Công, Long Mạch, Thần Tài.
Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.
Hôm này là ngày ….. tháng ….. năm …………………(Âm lịch).
Tín chủ (chúng) con là:………………….Tuổi………………………..
Ngụ tại:………………………………………………
Nhân ngày mai là ngày Giỗ Đầu của………………………………….
Chúng con cùng toàn thể gia quyến tuân theo nghi lễ, sắm sửa hương hoa lễ vật kính dâng lên trước án tọa Tôn
Thần cùng chư vị uy linh, kính cẩn tâu trình.
Kính cáo Bản gia Thổ Công, Táo Quân, Long Mạch và các vị Thần linh, cúi xin chứng minh, phù hộ cho toàn gia chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành.
Kính thỉnh các Tiên linh, Gia tiên chúng con và những vong hồn nội tộc được thờ phụng vị cùng về hâm hưởng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
Cần lưu ý gì khi cúng giỗ đầu?
Qúy gia chủ cần lưu ý những điều sau để lễ cúng được đầy đủ ý nghĩa và trang nghiêm:
- Mâm cỗ cúng phải chuẩn bị tươm tất, đầy đủ, hoa quả luôn tươi. Không xài lễ vật giả.
- Người đại diện cúng giỗ đầu là người lớn nhất trong nhà, ăn mặc phải chỉnh chu, gọn gàng.
- Không được làm ồn hay ăn nói lớn tiếng trong thời gian cúng giỗ đầu.
- Không gian cúng giỗ đầu cần thắp sáng mọi nơi. Đặc biệt cần mở rộng cửa để linh hồn người mất và gia tiên nhận lễ vật.
Văn khấn và sắm lễ cúng giỗ đầu tương đối đơn giản, điều quan trọng ở đây chính là sự thành tâm và bày tỏ được lòng thành của mình. Ngoài ra, quý gia chủ cần phải biết thêm những điều kiêng kị để lễ cúng diễn ra được trọn vẹn ý nghĩa. Đồ Cúng Việt hi vọng qua bài viết này, quý gia chủ sẽ lần lượt giải đáp được những thắc mắc về lễ cúng giỗ đầu.
Xem thêm: Mãn Tang là gì? [Chi tiết] Nghi lễ cúng mãn tang Chuẩn tâm linh