Bài cúng, mâm cúng tết ông Công ông Táo [Cách Cúng Chi Tiết]

Mâm cúng ông Công ông Táo

Tết ông Công ông Táo là gì? Phải chuẩn bị mâm cúng ra sao? Bài khấn như nào? Nên cúng ngày nào là tốt nhất. Cùng Đồ Cúng Việt tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé!

Ý nghĩa Tết ông Công ông Táo

Tết ông Công ông Táo, hay còn được biết đến như lễ cúng đưa ông Táo về trời. Là một trong những nghi lễ truyền thống quan trọng của văn hóa tâm linh Việt Nam, diễn ra vào cuối mỗi năm. Theo niềm tin dân gian, ông Táo không chỉ là người quản lý mọi hoạt động trong gia đình mà còn là những vị thần bảo vệ, giữ cửa không để ma quỷ xâm nhập. Mang đến sự ấm no và hạnh phúc cho gia đình.

Mỗi khi năm cũ đi qua và ông Táo chuẩn bị trở về trời, gia đình Việt Nam lại tổ chức lễ cúng đưa ông Công ông Táo. Lễ cúng này không chỉ là cơ hội để bày tỏ lòng biết ơn với ông Táo về sự an bình trong năm qua, mà còn là dịp để chia sẻ niềm vui, hạnh phúc cùng nhau. Gia đình chuẩn bị lễ vật và cúng đạo, tạo nên không khí trang trọng, ấm cúng trong ngày Tết ông Công ông Táo.

Tết ông Công ông Táo không chỉ là nghi lễ tâm linh mà còn là dịp để mọi người cảm nhận và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống đẹp đẽ.

Ý nghĩa truyền thuyết ông Công ông Táo
Ý nghĩa truyền thuyết ông Công ông Táo

Ngày tết ông công táo 2024 là ngày nào?

Theo ông bà truyền lại, ngày cúng ông Công ông Táo diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp (Âm lịch) hàng năm. 

Tính theo lịch Dương năm 2024, ngày cúng ông Công ông Táo rơi vào ngày 02/2/2024 (Thứ sáu trong tuần). Vì là ngày đi làm, nên chắc hẳn là mọi người sẽ không có thời gian để cúng vào buổi trưa. Nhưng đừng lo, theo chuyên gia phong thuỷ thì không nhất thiết phải cúng buổi trưa. Gia chủ có thể cúng từ ngày 21 đến hết ngày 23 là được.

Lưu ý: Gia chủ phải cúng kết thúc lễ trước giờ ngọ (11g-23h) vào ngày 23 tháng Chạp.

Hướng dẫn cúng ông Công ông Táo

Tết ông công ông táo cúng gì?

Mâm cỗ cúng ông công ông táo sẽ có những lễ vật sau đây:

  • Trái cây ngũ quả
  • Hoa cúc
  • Nhang trầm hương
  • Đèn cầy
  • Chè trôi nước
  • Xôi gấc 250g
  • Giấy cúng ông Táo
  • Bộ giấy cúng ông Táo gồm: Hài, mũ, áo.
  • Trầu têm cánh phượng.
  • Bánh hộp
  • Trà, rượu, nước
  • Đĩa muối gạo

Xem thêm: Hướng dẫn chuẩn bị mâm cỗ cúng thần tài đầy đủ lễ vật 2024 cầu tài lộc

Ngoài ra còn có cá chép, theo truyền thuyết cho rằng cá chép là vật để ông cưỡi lên trời. Vì thế một số vùng thường chuẩn bị thêm cá chép để dân lên táo Quân.

Mâm cúng ông Công ông Táo 23 tháng Chạp
Mâm cúng ông Công ông Táo 23 tháng Chạp

Chuẩn bị văn khấn ông công ông táo

Để buổi lễ được trọn vẹn và mất đi ý nghĩa. Gia đình cần lưu ý trong lúc đọc tránh bị vấp hoặc quên nội dung. Hãy in ra trên tờ giấy để dễ đọc hơn.

Sau đây là bài văn khấn cúng ông Công ông Táo:

Nam mô A Di Đà Phật.

Kính lạy ngài Đông trù tư mệnh Táo phủ Thần Quân.

Chúng con là:…………………………Ngụ tại:………………..

Nhân ngày 23 tháng Chạp , chúng con thành tâm sửa biện hương hoa, vật phẩm, xiêm, hài, áo, mũ, nghi lễ cúng trần, dâng lên trước Án, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén Tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời: Ngài Đông trù tư mệnh Táo phủ Thần Quân giáng lâm trước Án, thụ hưởng lễ vật.

Phỏng theo lệ cũ, Ngài là vị Chủ, Ngũ tự gia Thần, Soi xét lòng trần, Táo Quân chứng Giám.

Trong năm sai phạm, Các tội lỗi lầm, Cúi xin tôn Thần gia ân châm chước, ban Lộc ban Phước, phù hộ toàn gia, Gái trai , trẻ già an ninh khang thái.

Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.Bái thỉnh cửu thiên đông trù, ti mệnh táo quân. Nhất gia chi chủ, ngũ tự chi thần. Từ hậu thiệt ư, bắc đẩu chi trung.

Sát thiện ác ư, đông trù chi nội. Tứ phúc xá tội , di hung hóa cát.

An trấn âm dương, bảo hữu gia đình. Họa tai tất diệt, hà phúc tất tăng.

Hữu cầu tất ứng, vô cảm bất thông. Đại bi đại nguyện. Đại thánh đại từ. Cửu thiên đông trù. Ti mệnh lô vương . Nguyên hoàng định quốc . Hộ trạch thiên tôn.

Cấp cấp như luật lệnh .

Nguồn: “Sách văn khấn cổ truyền Việt Nam”.

Nghi lễ cúng ông công ông táo

Sau khi đã chuẩn bị kỹ lưỡng với đầy đủ lễ vật trên mâm cơm cúng ông Công ông Táo, gia chủ trang nghiêm tiến hành sắp đặt những đồ vật này lên bàn thờ. Bước tiếp theo, với sự tôn trọng và lòng thành kính, gia chủ thắp lên 3 nén nhang trước án và đọc những bài văn khấn, tạo nên không khí thiêng liêng trong không gian trang trọng của bàn thờ.

Trong lúc thực hiện nghi lễ, người đại diện cho gia đình cúng cần ăn mặc chỉnh chu, thể hiện sự tôn trọng và lòng thành kính đối với thần linh. Cúng xong, gia chủ rót trò và nước, mong chờ nhanh chóng tàn nhang để thần linh được hưởng thụ hương thơm của hoa quả. Cuối cùng, buổi lễ kết thúc với nghi thức hoá vàng, tượng trưng cho sự trân trọng và cao quý.Việc thả cá chép làm điểm nhấn cuối cùng, tượng trưng cho sự phồn thịnh, may mắn và tràn đầy niềm vui trong năm mới.

Tục thả cá chép cúng đưa ông táo về trời
Tục thả cá chép cúng đưa ông táo về trời

Toàn bộ quy trình này không chỉ là một nghi lễ tôn giáo mà còn là dịp để gia đình hiệp nhất, tràn đầy tình cảm và tôn trọng với truyền thống văn hóa.

Xem thêm: Cách thả cá chép cúng ông táo về trời

Đặt Mâm cúng ông Táo
Mâm cúng ông Táo

Trên đây là tất cả thông tin về lễ hội Tết ông Công ông Táo. Hy vọng rằng gia chủ sẽ tchuẩn bị cho mâm cúng ông Công ông Táo một cách tỉ mỉ và theo đúng truyền thống. Trong trường hợp gia đình bạn thiếu thời gian để tự chuẩn bị mâm cúng, hãy liên hệ với Đồ Cúng Việt – địa chỉ cung cấp dịch vụ làm mâm cúng trọn gói. Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một buổi lễ trọn vẹn và tôn trọng đầy đủ các giá trị truyền thống.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *