Mâm Lễ Cúng Rằm Tháng 7: Tư Vấn, Hướng Dẫn Chuẩn Bị A-Z!

Lễ vật trong mâm cúng rằm tháng 7

Ngày rằm tháng 7 hàng năm là một trong những ngày rằm quan trọng nhất của năm chính vì thế chuẩn bị mâm lễ cúng rằm tháng 7 và việc tổ chức như thế nào không phải ai cũng nắm hết được, các bạn cùng Đồ Cúng Việt hiểu hơn thông qua bài viết dưới đây nhé.

Lễ cúng rằm tháng 7 tổ chức khi nào?

Rằm tháng 7 là một trong những ngày lễ đặc biệt quan trọng đối với người Việt. Đây không chỉ là một ngày rằm đơn thuần mà theo đạo Phật, ngày rằm tháng 7 còn là lễ Vu Lan báo hiếu cha mẹ, đồng thời cũng là ngày xá tội vong nhân (hay còn gọi là lễ cúng cô hồn) để cầu siêu, tưởng nhớ những vong hồn lang thang, vất vưởng.

Thông thường, rằm sẽ là ngày 15 Âm lịch hằng tháng và cúng rằm cũng sẽ diễn ra đúng vào ngày này. Tuy nhiên, trên thực tế lễ cúng rằm tháng 7 sẽ không cúng đúng ngày 15 tháng 7 Âm lịch mà sẽ thường diễn ra từ ngày mùng 2 đến ngày 14 và không cần xem ngày xấu hay tốt.

Người xưa vẫn thường quan niệm, từ ngày mùng 2 đến ngày 14 tháng 7 Âm lịch sẽ là thời điểm mà Diêm Vương cho mở Quỷ Môn Quan để các vong hồn được về dương giới và thọ hưởng những lễ vật mà người dân cúng tế.

Ý nghĩa mâm cúng rằm tháng 7
Ý nghĩa mâm cúng rằm tháng 7

Còn ngày 15 tháng 7 sẽ là ngày giới hạn của kỳ “mở cửa” đó nên người âm sẽ rất khó để “trở về” hay không thể nhận được đồ thờ cúng. Do đó, người dân thường có thói quen cúng rằm tháng 7 trước và thói quen này hình thành từ đời này sang đời khác.

Chuẩn bị đồ cúng rằm tháng 7 gồm những gì là đúng?

Hiện nay việc chuẩn bị cho làm lễ cúng rằm tháng 7 luôn là nét văn hóa truyền thống của người Việt nên cần hiểu đồ lễ mâm cúng bao gồm những gì và chuẩn theo tín ngưỡng tâm linh, không hẳn ai cũng biết để sắm lễ đầy đủ. Các bạn cùng Đồ Cúng Việt tìm hiểu đồ lễ, mâm cúng rằm tháng 7 cô hồn có gì nhé.

Xem thêm: Cúng rằm tháng 7 vào ngày giờ nào thì TỐT nhất ?

Đồ lễ cúng rằm tháng 7

Với lễ cúng Phật thường cho những gia đình theo đạo Phật sẽ trình cúng, những gia đình không có điều kiện có thể lên chùa, ở nhà cúng gia tiên và cúng cô hồn. Tùy theo điều kiện mỗi gia đình mà sắm lễ sao cho phù hợp, không có quy định cụ thể về đồ lễ cúng rằm tháng 7 tại nhà.

Lễ vật trong mâm cúng rằm tháng 7
Lễ vật trong mâm cúng rằm tháng 7

Nếu gia đình bạn cúng mùng 1 tháng 7 âm mà không kèm với cúng cô hồn thì sắm lễ như cúng mùng 1 hàng tháng như bình thường gồm hương hoa, trầu, rượu, nước. Thì hãy tham khảo các mẫu văn khấn mùng 1 thổ công, gia tiên hàng tháng chuẩn.

Lễ cúng chúng sinh nên trước cửa chính ngôi nhà hoặc cúng ngoài trời.

Mâm cỗ cúng chúng sinh bao gồm:

  • Tiền vàng từ sắm từ 15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ.
  • Tiền chúng sinh (tiền trinh), hoa, quả 5 loại 5 mầu (ngũ sắc).
  • Kẹo bánh, tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá khác nhau).
  • Bỏng ngô, ngô luộc, sắn luộc, khoai lang luộc.

Nếu cúng thêm cháo thì thêm mâm gạo muối (5 bát, 5 đôi đũa hoặc thìa)

Lưu ý: Nên cúng các đồ chay không có máu của chúng sanh, không cúng xôi, gà. Khi bày tiền vàng trên mâm, để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương, bày lễ và cúng ngoài trời.

Mâm cỗ cơm cúng rằm tháng 7 cô hồn

Mâm cỗ cúng chúng sinh hay cô hồn thể hiện lòng thương từ bi của người trần với những linh hồn còn vương vấn cõi trần không nơi nương tựa. Lễ cúng thường được đặt ngoài trời trước cửa nhà vào chiều tối 14 hay giữa trưa 15/7 âm lịch. Việc sắm sửa lễ vật mâm cỗ cúng chúng sinh thông thường là đồ chay bao gồm:

  • Trái cây.
  • Hoa cúc kim cương.
  • Nhang quế.
  • Đèn cầy.
Cần lưu ý gì khi cúng rằm tháng 7?
Cần lưu ý gì khi cúng rằm tháng 7?
  • Gạo, muối.
  • Rượu nếp mới.
  • Nước suối.
  • Giấy cúng cô hồn.
  • Đường thẻ.
  • Bánh kẹo, cốm, nổ, bim bim,…
  • Mía, cóc, ổi, đậu, khoai lang,…
  • Xôi.
  • Chè.
  • Cháo trắng.
  • Gà luộc.
  • Heo quay.
  • Bánh hỏi.
Hình ảnh chụp từ khách hàng
Hình ảnh chụp từ khách hàng
  • Đối với mâm cúng Phật, thần linh và gia tiên làm trong nhà còn với cúng cô hồn chúng sinh ở ngoài trời trước cửa nhà hoặc thực hiện ở chùa.
  • Với những gia đình thờ Phật thì mâm cúng Phật được đặt ở vị trí cao rồi mới đến mâm cúng thần linh và cuối cùng là gia tiên.
  • Trong ngày rằm tháng 7 thì có rất nhiều vong hồn còn vất vưởng nên món cúng như quần áo vàng mã dành cho gia tiên nên ghi rõ người nhận, khi cúng đọc văn khấn thần linh thổ địa rồi sau đó đọc to rõ tên hương hồn người nhận.

Vàng mã cúng Rằm tháng 7 gồm những gì?

Trong lễ cúng Rằm tháng 7 không thể thiếu giấy tiền vàng mã, và các vật dụng mô phỏng cuộc sống trên dương thế như điện thoại, xe cộ, … Người ta quan niệm rằng khi đốt những thứ trên thì người thân dưới âm tào địa phủ sẽ hưởng được và có cuộc sống đủ đầy.

Khi cúng cô hồn Rằm tháng 7 thì nên cúng tiền vàng từ 15 lễ trở lên, 20 đến 50 bộ quần áo chúng sinh, tiền chúng sinh, hoa quả ngũ sắc 5 màu khác nhau. Khi bày tiền trên mâm thì xếp 4 hướng Đông Tây Nam Bắc, mỗi hướng có 3 – 5 – 7 cây hương.

Cách tiến hành cúng rằm tháng 7

Việc cúng Rằm tháng Bảy bao giờ cũng phải cúng ở chùa (thờ Phật) trước, rồi mới đến cúng tại gia. Lễ này thường được làm vào ban ngày, tránh làm vào ban đêm, khi Mặt Trời đã lặn.

Ngoài ra, theo truyền thống tín ngưỡng thì việc thờ cúng tổ tiên trong dân gian, ngày này là ngày “Xá tội vong nhân” cho nên nhiều nhà có mâm cơm cúng trước ngôi nhà, để cúng những vong linh bơ vơ không gia đình, còn gọi theo dân gian là “cúng cô hồn, “cúng thí thực” (tặng thức ăn).

Vào ngày này, mọi gia đình đều cúng hai mâm: cúng tổ tiên tại bàn thờ tổ tiên và cúng chúng sinh (hay cúng cô hồn) ở sân trước nhà hay trên vỉa hè (nếu đường rộng), thời gian cúng là vào buổi chiều.

Trên mâm cúng tổ tiên, gia đình bày đặt một mâm cỗ mặn, tiền vàng và cả những vật dụng dành cho người cõi Âm tức đồ vàng mã làm bằng giấy có tính tượng trưng nhưng hình dạng giống như đồ thật như quần áo, giày dép, áo bào, cung điện, ngựa, các vật dụng trang sức, mũ, nón… đến những vật hiện đại: nhà cao tầng, xe ô tô, xe máy, điện thoại, để cho người âm cảm nhận được sự tương đồng với trần thực.. để cho người cõi Âm có được một cuộc sống tiện nghi giống như người Dương trần.

Trên mâm cúng chúng sinh thì lễ vật gồm có: quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng…), các loại bỏng ngô, chè lam, kẹo vừng, kẹo dồi, bánh quế, 12 chén cháo, tiền vàng, cốc nước lã hoặc rượu (có thể thêm nước ngọt, bia nếu có điều kiện), cốc gạo trộn lẫn với muối (cốc này sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà về bốn phương tám hướng sau khi cúng xong), ngô, khoai lang luộc, cháo hoa… và những lễ vật khác dành cho những cô hồn, vong hồn ma đói không nơi nương tựa.

Ở chùa khi cúng chúng sinh xong người ta thường gọi những đứa trẻ xung quanh đến rồi cho chúng cùng nhảy vào tranh cướp những vật cúng: như bỏng, oản…

Khấn cúng tổ tiên ông bà cha mẹ

Cầu nguyện Đấng từ phụ chí tôn

Cầu nguyện các đấng thiêng liêng cao cả

Cầu nguyện linh hồn Thầy Lương Minh Đáng

Cầu nguyện các Đấng thiêng liêng có trách nhiệm tại khu vực mình ở

Hôm nay là ngày …. tháng …. năm….

Con cùng đông gia quyến đẳng chúng con tưởng nhớ tới ngày quá cố của ông bà, cha mẹ

Con xin cầu nguyện các Đấng cho con được nhận năng lượng tổng hợp của các Ngài để con giúp ông bà cha mẹ, cùng gia tiên của họ …. được về khối sáng, được tu học hoặc tái kiếp(nếu các cụ muốn)

Con cũng chào đón các linh hồn bất tử bất diệt đang chờ sự tiến hoá trong khuôn viên nhà và tất cả ngoài khuôn viên, hãy nhận những năng lượng tổng hợp tình thương này để được siêu thoát

Mời các cụ gia tiên, linh hồn bất tử bất diệt cùng với mình ngồi thiền 30 phút, rồi truyền điện theo cấp lớp của mình: ban thờ, nhà ở, xung quanh xóm làng, làng xã, nghĩa địa, đình chùa, trường học ….

Truyền xong,

Cầu nguyện Thượng đế

Cầu nguyện các Đấng thiêng liêng

Con cùng gia tiên, các linh hồn bất tử bất diệt vô cùng cảm ơn sự soi sáng của các Ngài

Tiếp theo cúng theo văn khấn rằm tháng 7

Việc chuẩn bị văn khấn bài cúng rằm tháng 7 để tiến hành cúng 1 cách suôn sẻ phù hợp nghi lễ của phong tục truyền thống là việc quan trọng, bạn chưa biết nội dung văn khấn có gì, Đồ Cúng Việt xin chia sẻ văn khấn chuẩn khi cúng để phục vụ cũng như giữ gìn nét đẹp truyền thống.

Bài khấn cúng cô hồn áp dụng vào mùng 2 và 16 âm lịch hằng tháng

Bài khấn cúng cô hồn vào mùng 2 và 16 âm lịch hằng tháng
Nội dung bài văn khấn cúng cô hồn ngày 2 và 16 âm hàng tháng

Bài khấn cúng cô hồn áp dụng vào ngày rằm tháng 7 âm lịch

Bài khấn cúng cô hồn vào ngày Rằm tháng 7 âm lịch
Bài khấn cúng cô hồn vào ngày Rằm tháng 7 âm lịch

Đặt mâm lễ cúng rằm tháng 7 ở đâu uy tín?

Hiện nay dịch vụ cung cấp dịch vụ đồ cúng trọn gói được cung cấp nhiều trên thị trường, bạn đang tìm kiếm dịch vụ vào tốt và chuẩn, đảm bảo theo đúng như tín ngưỡng tâm linh để tỏ lòng thành kính mà không biết lựa chọn và cũng không đâu đủ niềm tin.

Dựa trên nhu cầu thực tế và ngày càng nhiều, Đồ Cúng Việt hiện nay cung cấp đầy đủ trọn gói các dịch vụ đồ cúng cho rằm tháng 7 hay có ngày lễ khác, chúng tôi đã nghiên cứu và cung cấp các dịch vụ tốt nhất phù hợp với tín ngưỡng tâm linh văn hóa người Việt. Đồ Cúng Việt sẽ mang đến trải nghiệm tốt nhất cho quý khách hàng. 

Đồ Cúng Việt - Chuyên cung cấp mâm cúng cô hồn trọn gói
Đồ Cúng Việt – Chuyên cung cấp mâm cúng cô hồn trọn gói

Với việc bạn sẽ chuẩn bị nhiều lễ vật như trên, nếu bạn không có nhiều thời gian để chuẩn bị chu đáo thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi hotline: 1900 3010 để được tư vấn và đặt hàng.

Xem thêm: Cúng Gia Tiên Rằm Tháng 7

Hình ảnh mâm cúng rằm tháng 7 được cung cấp bởi dịch vụ Đồ Cúng Việt:

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *