Mâm Cúng Đầy Tháng Trọn Gói

Lễ Cúng Đầy Tháng (Cúng Mụ) là một nét đẹp văn hóa truyền thống của Việt Nam, được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Đây được xem là một lễ cúng quan trọng đầu tiên trong của đời của bé.

Bài viết này, Đồ Cúng Việt sẽ hướng dẫn bạn chi tiết về tổ chức lễ đầy tháng cũng như chuẩn bị mâm cúng đầy tháng chỉnh chu. Nếu bạn cần tư vấn về mâm cúng và nghi lễ chuẩn, vui lòng liên hệ với chúng tôi.

1.250.0003.990.000
1.250.0003.990.000

ĐẦY THÁNG LÀ GÌ? CÚNG ĐẦY THÁNG CÓ Ý NGHĨA NHƯ THẾ NÀO?

Đầy Tháng là gì?

Đầy tháng là thời điểm bé vừa tròn 1 tháng tuổi tính từ lúc chào đời. Đầy là một thời điểm quan trọng, bé vừa vượt qua thời kỳ còn non nớt và chuẩn bị bước sang một giai đoạn mới.

Gia đình bé thường sẽ tổ chức làm Lễ Đầy Tháng và mở tiệc để mời họ hàng hai bên nội ngoại và bạn bè đến tham dự và chúc mừng bé và gia đình. Đây cũng là thời điểm mẹ của bé kết thúc giai đoạn ở cử nghiêm ngặt nhất sau khi sinh.

Ý nghĩa của Lễ Cúng Đầy Tháng

Lễ đầy tháng là dấu mốc quan trọng đầu tiên trong đời của mỗi bé trai và bé gái, đây là buổi lễ để thông báo với tổ tiên và trời đất về tên, tuổi của bé mới sinh.

Theo quan niệm dân gian Việt, đây cũng là buổi lễ để tạ ơn 12 Bà Mụ3 Đức Ông đã tạo ra hình hài của bé và nâng đỡ bé từ lúc trong bụng mẹ cho tới khi bé vượt qua 1 tháng đầu đời - giai đoạn khó khăn nhất mà bé phải trải qua. Nên lễ đầy tháng cũng là lúc gia đình chuẩn bị lễ vật dâng lên để tạ ơn các vị Thần Linh này.

Ngày đầy tháng cũng là ngày mẹ và bé chính thức kết thúc giai đoạn ở cữ và bắt đầu một nếp sống mới. Mẹ có thể được sắp xếp thêm công việc trong gia đình và có thể cho nhiều người thăm bé hơn.

Bên cạnh đó, buổi lễ đầy tháng còn là dịp để gia đình hai bên nội ngoại và bạn bè thân thiết sum họp, và lưu giữ lại những khoảng khắc cùng bé.

TẠI SAO CẦN CHUẨN BỊ MÂM CÚNG ĐẦY THÁNG CHỈNH CHU?

Việc chuẩn bị mâm cúng chu đáo, đầy đủ lễ vật theo đúng phong tục, bày trí đẹp mắt là thể hiện lòng thành kính để tạ ơn các vị Thần Linh đã luôn che chở và ban phúc cho bé và gia đình. Tuy nhiên, không phải ba mẹ nào cũng có thời gian và am hiểu tâm linh để chuẩn bị một mâm cúng theo đúng phong tục truyền thống.

Đồ Cúng Việt là công ty chuyên cung cấp dịch vụ mâm cúng đầy tháng trọn gói, bày trí tận nhà, hướng dẫn chi tiết lễ cúng, mỗi năm phục vụ hơn 60.000 khách hàng, chúng tôi có chi nhánh tại: TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu, Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Hải Phòng, TP Vinh, Bình Thuận

Các gói Mâm Cúng Đầy Tháng tại ĐỒ CÚNG VIỆT

Nếu bạn có nhu cầu chuẩn bị mâm cúng cho bé, hãy chọn loại mâm cúng và gói phù hợp với nhu cầu của bạn. Chúng tôi có nhiều gói để bạn lựa chọn từ mâm cúng đầy tháng từ đơn giản đến cao cấp, phù hợp với bé trai hoặc bé gái.

1.250.0003.990.000
1.250.0003.990.000

CÚNG ĐẦY THÁNG CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG GÌ?

Theo quan niệm của từng vùng miền, lễ đầy tháng sẽ được tổ chức một cách khác nhau, không theo một quy chuẩn nào cả. Tuy nhiên, tất cả đều chuẩn bị mâm cúng đầy đủ lễ vật để cúng các Bà Mụ và Đức Ông.

Trước khi tổ chức lễ đầy tháng cho bé, ông bà và ba mẹ nên chuẩn bị một số vấn đề dưới đây:

1. Cách tính ngày và giờ đầy tháng

Cách tính ngày đầy tháng

Tính ngày đầy tháng cho bé cũng có sự khác biệt giữa văn hóa của vùng miền, nhưng phổ biến nhất vẫn là cách tính "gái lùi 2, trai lùi 1" mà ông bà ta hay nói.

Cụ thể cách tính ngày đầy tháng như sau, ví dụ bé sinh ngày 10 tháng 1:

  • Nếu là bé Trai: Thì ngày tổ chức đầy tháng của bé sẽ là ngày 9 tháng 2.
  • Nếu là bé Gái: Thì ngày tổ chức đầy tháng của bé sẽ là ngày 8 tháng 2.

Cách tính trên theo quan niệm của ông bà ta, thể hiện con gái phải biết nhường nhịn, và con trai phải luôn cứng rắn hơn.

Cách chọn giờ đầy tháng

Chọn giờ đầy tháng cũng rất quan trọng, việc chọn giờ làm sao để mọi người cùng tham gia buổi lễ đầy tháng một cách đầy đủ. Thường giờ cúng đầy tháng sẽ chọn cúng trước 12h trưa là phổ biến. Còn việc chọn giờ cúng theo phong thủy phức tạp, ít người sử dụng nên chúng tôi sẽ không đề cập.

2. Chuẩn bị Mâm Cúng Đầy Tháng

Mâm cúng đầy tháng bé trai tone màu Xanh

Mâm cúng đầy tháng là một phần quan trọng nhất trong lễ đầy tháng, việc chuẩn bị mâm cúng chỉnh chu thể hiện lòng thành kính với ông bà, tổ tiên, cũng như các vị thần linh.

Tùy theo văn hóa từng vùng miền, lễ vật trong mâm cúng đầy tháng sẽ có đôi chút khác nhau, tuy nhiên mâm cúng đầy tháng với mục đích để tạ ơn các Bà Mụ và Đức Ông nên sẽ có những thành phần không thể thiếu như sau, sự khác nhau giữa mâm cúng bé trai và bé gái được in đậm:

Mâm cúng đầy tháng cho bé Trai đơn giản:

  1. Mâm ngũ quả
  2. Hoa (cát tường/đồng tiền)
  3. Nhan trầm
  4. Nến teaight (15 cây)
  5. Gạo, Muối
  6. Giấy cúng (giấy độ thế Nam, sớ bình an, giấy cúng mụ, văn khấn)
  7. Trà, Rượu, Nước (330ml)
  8. Trầu têm (13 phần)
  9. Chè đậu trắng (12 phần nhỏ 250g, 1 phần lớn 500g)
  10. Xôi gấc (12 phần nhỏ 250g, 1 phần lớn 500g)
  11. Gà luộc chéo cánh (gà ta kèm cháo gỏi)
  12. Ly rượu, Nước (22 cái, dùng 1 lần)
  13. Chén, Đũa, Muỗng (13 cái, dùng 1 lần)

Mâm cúng đầy tháng cho bé Gái đơn giản:

  1. Mâm ngũ quả
  2. Hoa (cát tường/đồng tiền)
  3. Nhan trầm
  4. Nến teaight (15 cây)
  5. Gạo, Muối
  6. Giấy cúng (giấy độ thế Nữ, sớ bình an, giấy cúng mụ, văn khấn)
  7. Trà, Rượu, Nước (330ml)
  8. Trầu têm (13 phần)
  9. Chè đậu trôi nước (12 phần nhỏ 250g, 1 phần lớn 500g)
  10. Xôi gấc (12 phần nhỏ 250g, 1 phần lớn 500g)
  11. Gà luộc chéo cánh (gà ta kèm cháo gỏi)
  12. Ly rượu, Nước (22 cái, dùng 1 lần)
  13. Chén, Đũa, Muỗng (13 cái, dùng 1 lần)

Ở trên là các thành phần trong một mâm cúng đầy tháng cơ bản, nhưng tùy theo điều kiện của từng gia đình để có thể chuẩn bị những mâm cúng chỉnh chu và đặc biệt hơn. Đồ Cúng Việt có nhiều gói mâm cúng để bạn lựa chọn, từ đơn giản đến cao cấp, bạn có thể tham khảo ở đây:

3. Chuẩn bị Bài Văn Khấn cúng đầy tháng

Dưới đây là bài văn khấn cúng đầy tháng chuẩn, được trích ra từ sách Văn Khấn Cổ Truyền Việt Nam, download tại đây:

Bài văn khấn cúng đầy tháng bé trai và bé gái

HƯỚNG DẪN CÁCH CÚNG ĐẦY THÁNG CHO BÉ

Sau khi chuẩn bị xong mâm cúng và kiến thức đầy đủ về lễ cúng, khi tới giờ cúng đã được tính trước, lễ cúng sẽ được bắt đầu theo các nghi thức truyền thống.

Khi đến giờ đẹp, ba hoặc mẹ sẽ thắp 3 nén hương, sau đó bế bé ra trước bàn thờ, cầm Văn Khấn Đầy Tháng và khấn theo bài khấn, có thể học thuộc trước nếu có thời gian.

Sau khi khấn xong thì sẽ đến những nghi thức sau:

Nghi thức đăt tên cho con

Người cúng sẽ chắp tay khấn với tổ tiên về tên đã đặt cho con rồi tiến hành gieo 2 đồng xu đã chuẩn bị sẵn xuống dĩa.

  • Nếu 1 đồng tiền úp và 1 đồng tiền ngửa thì tổ tiên đã chấp nhận tên đã đạt cho bé.
  • Nếu 2 đồng tiền cùng mặt úp hoặc ngửa, thì người cúng cần phải gieo đồng xu lại, sau 3 lần gieo nếu không có kết quả 1 đồng tiền úp và 1 đồng ngửa thì ba mẹ phải đặt tên lại cho con.

Nghi thức khai hoa (bắt miếng)

Một số nơi có thêm nghi thức khai hoa (bắt miếng), ba mẹ sẽ đặt bé nằm ngay giữa bàn hoặc nằm trong nôi bên cạnh mâm cúng. Người cúng sẽ rót trà và thắp hương, để xin phép bắt miếng bằng cách bồng đứa trẻ trên tay, tay kia cầm 1 nhánh hoa quơ qua lại trên miệng bé và khấn:

"Mở miệng ra cho có bông, có hoa.
Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ.
Mở miệng ra cho có bạc, có tiền.
Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến".

Kế thúc các nghi thức, gia đình hai bên nội ngoài và bạn bè thân thiết sẽ cùng nhau ăn uống cũng như lưu giữ lại những khoảnh khắc đầy tháng cùng bé. Mâm cúng đẹp giúp gia đình có những tấm hình ý nghĩa hơn.

NHỮNG LƯU LÝ KHI TỔ CHỨC ĐẦY THÁNG CHO BÉ

Lễ đầy tháng là một lễ tâm linh quan trọng, vì thế có một số lưu ý mà ba mẹ cần chú ý như sau:

  • Chọn ngày âm lịch: Ngày đầy tháng của bé được tính theo lịch Âm chứ không phải lịch Dương.
  • Chuẩn bị mâm cúng chu đáo: Cần đầy đủ lễ vật và sắp xếp cân đối. Nên sử dụng dịch vụ mâm cúng chuyên nghiệp như dịch vụ Đồ Cúng Việt để đỡ phải mất thời gian chuẩn bị.
  • Tuân thủ nghi lễ: là một nghi lễ tâm linh, vì thế ba mẹ nên tuân thủ nghiêm túc các nghi lễ.

Chúc gia đình bé sẽ luôn được phước lành và hạnh phúc, chúc cho bé của gia đình bạn mau ăn chóng lớn và luôn được các vị thần linh phù hộ độ trì.