Mâm cúng thôi nôi

Mâm Cúng Thôi Nôi là một phần quan trọng trong ngày đầy năm của con. Lễ cúng thôi nôi đánh dấu mốc thời gian con đã tròn 1 tuổi, nhằm tạ ơn những Mụ Bà đã phù hộ độ trì cho con trong thời gian qua.

Trong mâm cúng thôi nôi có những lễ vật nào? Sắp xếp mâm thôi nôi ra sao? Cúng thôi nôi vào thời gian nào? Bài văn khấn thôi nôi? Trong bài viết này sẽ giải đáp cho bạn.

1. Tại Sao Có Lễ Cúng Thôi Nôi?

Cúng Thôi Nôi hay còn gọi là Đầy Năm, một ngày có nhiều ý nghĩa với bé và gia đình. Đánh dấu sự phát triển của con. Thôi nôi ý nói là con rời khỏi nôi, không còn nằm nôi nữa thể hiện một giai đoạn mới của con như là biết đi, biết nói… cúng thôi nôi là để cảm ơn nhưng mụ bà đã phù hộ, bao bọc và giúp đỡ trong giai đoạn nằm nôi của con, ngoài ra đây còn là dịp để ông bà cha mẹ họ hàng sum họp gửi đến bé các món quà và lời chúc mừng.

 

Tại sao có lễ Cúng Thôi Nôi
Tại sao có lễ Cúng Thôi Nôi
1.250.0003.990.000
1.250.0003.990.000

2. Ý Nghĩa Mâm Cúng Thôi Nôi Trong Lễ Thôi Nôi Cho Bé.

Mâm cúng thôi nôi cho bé là phần lễ vật mà gia đình chuẩn bị để dâng lên cho các Mụ Bà và đức ông – những người mà được tin rằng có công tạo ra hình hài em bé, trông coi và giúp đỡ mẹ và bé từ giai đoạn thụ thai đến khi em lớn lên có hình dạng con người.

2.1 Vậy 12 Bà Mụ Và 3 Đức Thầy Là Ai Và Họ Có Vai Trò Gì?

12 Bà Mụ là những Tiên Nương bên cạnh Ngọc Hoàng, Được giao nhiệm vụ tạo hình các bộ phận trên cơ thể em bé. cụ thể như sau:

  1. Mụ bà Trần Tứ Nương đảm nhiệm việc chăm sóc trong quá trình sanh đẻ (chú sanh).
  2. Mụ bà Vạn Tứ Nương đảm nhiệm việc quan tâm đến thai nghén (chú thai).
  3. Mụ bà Lâm Cửu Nương đảm nhiệm việc giám sát quá trình thụ tinh (thủ thai).
  4. Mụ bà Lưu Thất Nương đảm nhiệm việc tạo hình nam và nữ cho đứa bé (chú nam nữ).
  5. Mụ bà Lâm Nhất Nương đảm nhiệm việc chăm sóc sức khỏe thai phụ (an thai).
  6. Mụ bà Lý Đại Nương đảm nhiệm việc hỗ trợ trong quá trình chuyển dạ (chuyển sanh).
  7. Mụ bà Hứa Đại Nương đảm nhiệm việc đón nhận sự ra đời của em bé (hộ sản).
  8. Mụ bà Cao Tứ Nương đảm nhiệm việc chăm sóc trẻ sau khi sanh (dưỡng sanh).
  9. Mụ bà Tăng Ngũ Nương đảm nhiệm việc chăm sóc trẻ sơ sinh (bảo tống).
  10. Mụ bà Mã Ngũ Nương đảm nhiệm việc ẵm bồng và chăm sóc con trẻ (tống tử).
  11. Mụ bà Trúc Ngũ Nương đảm nhiệm việc giữ trẻ (bảo tử).
  12. Mụ bà Nguyễn Tam Nương đảm nhiệm việc giám sát và chứng kiến quá trình sanh đẻ (giám sanh).

Ngoài ra vẫn còn một Mụ Bà chuyên đỡ đẻ (tiếp sanh) là bà Đỗ Ngọc Nương. Bà Mụ thứ 13 này có vai trò khá quan trọng trong qua trình sinh nở của người mẹ.

12 Bà Mụ Cúng Thôi Nôi Là Ai
12 Bà Mụ Cúng Thôi Nôi Là Ai

2.2 3 Đức Thầy Là Những Người Nào?

Ba Đức Thầy Đức gồm: Thánh Sư, Tổ Sư và Tiên Sư, đều có khả năng truyền đạt lễ nghi, phép tắc, lễ nghĩa và nghề nghiệp cho trẻ nhỏ.

3. Cách Tính Ngày Cúng Thôi Nôi Chuẩn Cho Bé.

Có nhiều phương pháp để tính ngày cúng Thôi Nôi, nhưng phương pháp đơn giản và phổ biến nhất là “Gái lùi 2, Trai lùi 1”. Hãy xem ví dụ dưới đây để hiểu rõ hơn về cách tính này!

Để chọn ngày cúng Thôi Nôi cho bé trai: Sẽ cúng sớm hơn 1 ngày so với ngày sinh của bé. Ví dụ: Nếu bé sinh vào ngày 18 tháng 3 (âm lịch), thì ngày cúng Thôi Nôi của bé sẽ là ngày 17 tháng 4 (âm lịch).

Để chọn ngày cúng Thôi Nôi cho bé gái: Ngày cúng sẽ sớm hơn 2 ngày so với ngày sinh của bé. Ví dụ: Nếu bé sinh vào ngày 18 tháng 3 (âm lịch), thì ngày cúng Thôi Nôi của bé sẽ là ngày 16 tháng 4 (âm lịch).

Cách Tính Ngày Cúng Thôi Nôi
Cách Tính Ngày Cúng Thôi Nôi

4. Trong Mâm Cúng Thôi Nôi Có Gì?

  • Xôi gấc đậu xanh.
  • Chè trôi nước hoặc chè đậu trắng.
  • Bánh, kẹo.
  • Nước lọc.
  • Rượu trắng.
  • Đĩa trái cây đủ 5 loại 5 màu.
  • Hoa đồng tiền hoặc hoa cát tường.
  • Nhang trầm.
  • Đèn, nến.
  • Muối, gạo.
  • Trầu câu tem 13 phần.
  • Gà hoặc Vịt trống tơ tréo cánh tiên.
  • Heo quay miếng hoặc nguyên con.
  • Bộ giấy cúng thôi nôi cho bé trai/bé gái.
Trong Mâm Cúng Thôi Nôi Có Gì?
Trong Mâm Cúng Thôi Nôi Có Gì?

Ngoài ra cúng đầy năm còn có nghi thức bé bốc đồ dự đoán nghề tương lai. Bố mẹ sẽ chuẩn bị các món đồ tượng trưng cho nghề tương lai để trẻ bốc như: viết, cuốn tập, gương, lược, tiền, vàng, nắm xôi, cục đất, …

5. Bài Văn Khấn Thôi Nôi Đúng Nhất Hiện Nay.

Bài văn khấn cúng thôi nôi cho bé có rất nhiều phiên bản. ở đây Đồ Cúng Việt xin trích lại bài văn khấn thôi nôi từ sách “Văn khấn cổ truyền Việt Nam”, nhà xuất bản Hồng Đức.

Bài Văn Khấn Cúng Thôi Nôi
Bài Văn Khấn Cúng Thôi Nôi

6. Nghi Lễ Dự Đoán Nghề Tương Lai Trong Lễ Thôi Nôi.

Sau phần cúng thôi nôi, gia chủ chuẩn bị mâm đồ bốc bao gồm các món đồ tượng trung cho các loại nghề như: kéo, sách, bút, gương, lượt, quả bóng, nắm xôi, vàng, tiền, cục đất…

Đặt mâm ở giữa nhà và bé sẽ bò tới và chọn món đồ bé thích nhất. từ món đồ này ta có thể dự đoán được sở thích của bé và đoán được nghề nghiệp của bé trong tương lai khi bé lớn.

Mâm Đồ Bốc Thôi Nôi Dự Đoán Nghề Tương Lai Cho Bé
Mâm Đồ Bốc Thôi Nôi Dự Đoán Nghề Tương Lai Cho Bé

7. Đặt Mâm Cúng Thôi Nôi Ở Đâu Uy Tín.

Trên thị trường có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ mâm cúng thôi nôi trọn gói, nhưng không phải điều có chất lượng giống nhau. Bạn nên chọn những đơn vị có uy tín và chuyên nghiệp để tránh khỏi những rủi ro không mong đợi.

Đồ Cúng Việt đã có hơn 5 năm kinh nghiệm, 9 chi nhánh trên cả nước, phục vụ trung bình 50.000 đơn hàng mỗi năm.

Mâm cúng thôi nôi cho bé tại Đồ Cúng Việt có giá trọn gói từ 1.250.000đ, miễn phí vận chuyển 30km, miễn phí bày trí tận nơi, tư vấn cách cúng đúng và chọn ngày giờ cúng chuẩn nhất.

Hướng dẫn đặt hàng: bạn có thể gọi trực tiếp vào tổng đài 1900 3010, hoặc nhắn tin qua zalo, facebook…

Đồ Cúng Việt phục vụ tất cả các ngày trong tuần (kể cả ngày lễ) Tổng đài tư vấn 24/7.

Hệ Thống Chi Nhánh Đồ Cúng Việt
Hệ Thống Chi Nhánh Đồ Cúng Việt