Cách trình bày, kiêng kỵ và ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết 2024

mam ngu qua ngay tet

Mâm ngũ quả ngày Tết có lẽ không còn xa lạ với người dân Việt Nam bởi mỗi khi đến dịp đầu xuân thì nhà nhà sẽ háo hức chuẩn bị cho mình những trái cây đẹp nhất để dâng lên tổ tiên và các vị thần linh. Hãy cùng Đồ Cúng Việt tìm hiểu xem mâm ngũ quả gồm những gì và có ý nghĩa như thế nào qua bài viết dưới đây.

Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết

Vào dịp đầu xuân thì mâm ngũ qua là lễ vật quan trọng để dâng lên bàn thờ ông bà tổ tiên trong gia đình người Việt. Hành động này thể hiện sự hiếu kính, tưởng nhớ đến những người đã khuất đồng thời mong muốn những điều tốt lành, may mắn đến với gia đình mình trong năm mới. Đây chính là nét đẹp truyền thống được lưu truyền đến ngày nay cho con cháu mỗi khi Tết đến.

Theo thuyết tương quan ngũ hành thì vạn vật trong thế giới này đều được tạo thành từ 5 yếu tố chủ đạo là: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ tương ứng với: kim loại, cây cối, nước, lửa, và đất. Với các dân tộc phương Đông như Việt Nam thì tư tưởng ngũ hành trên thấm đẫm trong cuộc sống và văn hóa tâm linh nên mâm ngũ quả ngày Tết cũng chịu ảnh hưởng mạnh của thuyết ngũ hành.

mâm ngũ quả có ý nghĩa quan trọng trong dịp Tết
mâm ngũ quả có ý nghĩa quan trọng trong dịp Tết

Theo phong thủy thì ” ngũ hành” chứa con số 5, đây là con số tượng trưng cho sự phát triển bền vững, mạnh mẽ. Còn theo quan niệm dân gian thì ngũ quả bao gồm 5 loại trái cây trong trời đất, tượng trưng cho sự đầy đủ, phong phú.

Thế nên mâm ngũ quả ngày tết có ý nghĩa mong muốn trời đất dung hòa, vạn vật sinh sôi, nảy nở, cuộc sống người dân từ đó cũng khá giả lên. Ngoài ra 5 trái cây dâng lên bàn thờ ngày Tết chính là thành quả, công sức bao tháng ngày của người nông dân, thể hiện tấm lòng và sự tôn kính lên các vị thần linh, mong nhận được sự phù hộ, chúc phúc của các ngài.

Sự khác nhau cúng ngũ quả ngày Tết các vùng miền

Mâm ngũ quả miền Bắc

Người Miền Bắc quan niệm rằng việc bày mâm ngũ quả phải theo thuyết Ngũ hành trong văn hóa phương Đông là vạn vật dung hòa cùng trời đất. Thổ thì màu vàng, Hỏa thì màu đỏ, Thủy sẽ là màu đen, Mộc thì màu xanh, Kim là màu trắng. Do đó, thông thường mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Bắc có 5 loại quả là chuối xanh, quýt, hồng, bưởi đào.

Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc : Quả Chuối ở dưới cùng, đỡ lấy toàn bộ các loại quả khác. Chính giữa là quả bưởi hoặc phật thủ vàng. Các loại quả bày xung quanh. Những chỗ còn trống cài xen kẽ táo xanh, quýt vàng hoặc những quả ớt chín đỏ.

Do hoa quả, trái cây ngày càng đa dạng nên mâm ngũ quả ngày càng phong phú hơn, người ta cũng không câu nệ cứng nhắc “ngũ quả” nữa mà có thể là bát, cửu, thập quả, thêm chùm nho mọng, thêm táo xanh, ớt đỏ, hồng xiêm… Dù bày biện nhiều loại quả hơn nhưng người ta vẫn gọi là “mâm ngũ quả”.

bày mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc
bày mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc

Mâm ngũ quả miền Trung

Cuộc sống nghèo khó phải đối mặt với nhiều thiên tai, khí hậu khắc nghiệt nên đối với họ không câu nệ hình thức, có gì cúng nấy nên tùy mỗi nhà có loại quả gì thì họ sẽ bày trong mâm ngũ quả loại quả đó. Thông thường mâm ngủ quả miền Trung có mãng cầu, quýt, quả sung, dưa hấu, chuối …

bày mâm ngũ quả ngày Tết miền Trung
Bày mâm ngũ quả ngày Tết miền Trung

Mâm ngũ quả miền Nam

Người miền Nam bày mâm ngũ quả theo mong muốn “Cầu sung vừa đủ xài” ước mong năm mới đủ đầy, sung túc, tương ứng với 5 loại quả: Mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài. Ngoài ra, còn có thêm quả thơm (dứa) với mong muốn con cháu đầy nhà và một cặp dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng để cầu may mắn.

Và theo quan niệm của người miền Nam thì trong mâm ngũ quả không bày những quả này bởi phát âm của loại quả đó mang ý nghĩa không tốt như quả chuối, lê, cam, quýt. Mâm ngũ quả ngày Tết là nét văn hóa đặc trưng của người Việt, dù có khác nhau giữa các vùng miền nhưng trên hết đều thể hiện sự thành kính hướng về nguồn cội, tổ tiên và ước mong một năm mới an khang, hạnh phúc và đủ đầy.

Mâm ngũ quả miền Nam
Mâm ngũ quả miền Nam

Những kiêng kỵ và lưu ý trên mâm ngũ quả ngày Tết

  • Đối với người dân miền Nam thì họ kiêng kỵ các loại quả như: chuối, lê, táo, cam, quýt,.. là do cách phát âm cũng như họ suy nghĩ rằng những loại quả này có ý nghĩa không may trong việc làm ăn.
  • Cần chuẩn bị mâm ngũ quả vào đêm 30 Tết để mọi việc diễn ra suôn sẻ, xuyên suốt trong cả năm.
  • Phải chưng bày trái cây thật, không được bày trái cây giả bởi điều này sẽ phạm thượng đến ông bà và các đấng thần linh.
  • Do ngày Tết kéo dài nên chọn những trái cây vừa chín tới nếu không để lâu sẽ dẫn đến tình trạng hư hỏng ảnh hưởng không tốt đến vận may cả năm.
  • Dọn dẹp và chuẩn bị bàn thờ chỉnh chu để mâm ngũ quả được đẹp mắt và trang trọng.
Những kiêng kỵ trên mâm ngũ quả ngày Tết
Những kiêng kỵ trên mâm ngũ quả ngày Tết

Ý nghĩa các loại trái cây trên mâm ngũ quả ngày Tết

Ý nghĩa các loại trái cây trên mâm ngũ quả miền Bắc

  • Nải chuối xanh: giống với hình tương bàn tay ngửa lên bao bọc, chở che cho vạn vật. Màu xanh của chuối chính là Mộc trong ngũ hành với ý nghĩa căng tràn sức sống, tài lộc, mang tới sự bình an, gắn kết cả gia đình.
  • Cam, bưởi: tượng trưng cho sự viên mãn và phúc lộc đầy nhà.
  • Phật thủ: loại quả này có hình thù khá giống với bàn tay Phật với ý nghĩa bảo vệ, chở che cho tất cả. Quả này còn là biểu tượng của chữ Lộc với mong muốn bề trên ban lộc lá, may mắn cho cả năm.
  • Táo: tượng trưng cho sự giàu sang phú quý.
  • Lựu: tượng trưng cho sự sum vầy, con đàn cháu đống
  • Quất, quýt: là biểu tượng của sự trọn vẹn, tốt lành, sung túc đến với gia chủ.

Xem thêm: Khái niệm, nguồn gốc và ý nghĩa ngày tết nguyên đán đầy đủ ?

Ý nghĩa các loại trái cây trên mâm ngũ quả miền Trung

  • Quả lê: có vị ngọt thanh với mong muốn các công việc trong năm mới thuận lợi, gặt được trái ngọt
  • Quả đu đủ: tượng trưng cho sự đủ đầy, thịnh vượng trong cả năm
  • Quả dưa hấu: có ý nghĩa trọn vẹn, đầy đủ cho một năm mới đầy may mắn, thành công
  • Quả đào: tượng trưng cho sự thăng tiến và bền vững trong năm mới
  • Quả thanh long: ý nghĩa như rồng mây hội tụ, may mắn sum vầy.

Ý nghĩa các loại trái cây trên mâm ngũ quả miền Nam

  • Trái sung: giống như tên gọi của nó, tượng trưng cho sự sung túc, tràn đầy
  • Trái dừa: có ý nghĩa đầy đủ, không thiếu thốn thứ gì
  • Đu đủ: mong muốn mang tới một năm đủ đầy, thịnh vượng
  • Trái xoài: tượng trưng cho một năm tiêu xài thoải mái không sợ hết tiền
  • Trái dưa hấu: thể hiện sự trọn vẹn, đầy đủ, ngọt ngào cho cả năm.

Trên đây, Đồ Cúng Việt đã giải đáp chi tiết thông tin về mâm ngũ quả ngày Tết trên cả ba miền của đất nước, hi vọng bạn đã có được thông tin hữu ích để chuẩn bị cho mình mâm ngũ quả to đẹp với mong muốn năm mới may mắn, thịnh vượng, khỏe mạnh cho cả gia đình.

Chúng tôi còn cung cấp rất nhiều mâm cúng khác nhau nên nếu quý khách có nhu cầu cúng kiếng thì hãy gọi ngay đến Hotline: 1900 3010 để được tư vân miễn phí nhé.

Xem thêm: Tìm hiểu phong tục người Việt đi lễ chùa ngày Tết đầu năm

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *