Trước khi xây dựng nhà cửa, cửa hàng thì gia chủ sẽ cúng khởi công để cầu mong những điều tốt lành nhất đến với mình. Đây là truyền thống có từ xưa đến giờ và được lưu giữ cho đến ngày nay. Vậy thì cách tổ chức lễ động thổ như thế nào? Mâm cúng động thổ xây nhà, mâm cúng khởi công gồm có những lễ vật gì? Hãy cùng theo dõi bài viết này của Đồ Cúng Việt nhé.

Ý nghĩa của lễ mâm cúng động thổ xây nhà, khởi công công trình
Người Việt Nam theo tín ngưỡng dân gian tin rằng: Nơi ở cũng như nơi công xưởng, cửa hàng làm ăn buôn bán đều có công thần địa thổ coi giữ. Vì thế, những khi có việc động chạm đến đất đai nhà cửa, công xưởng, cửa hàng, cửa hiệu, … như đào móng làm nhà, sửa sang nhà mới, cơi nới nhà ở, … tức là động đến công thần thổ địa, long mạch tại khu vực đó. Vì vậy, chúng ta phải chuẩn bị lễ vật dâng cúng xin phép và cầu khẩn các vị thần này. Trước là cáo lễ, sau là cầu các vị gia cát phù trì cho mọi điều được may mắn.
Sau khi gia chủ (chủ nhà hay chủ đầu tư) cúng xong thì đơn vị thi công cũng vào thắp nhang cúng và khấn giống như bên trên nhưng nhớ là: “Ngoài việc khấn cùng thần hoàng, thổ địa thì khấn thêm tổ nghề (Lỗ Ban) và cầu mong mọi việc tiến hành suôn sẻ thuận lợi”.
Sau khi tàn nhang thì gia chủ đổ các chén nước cúng, rượu cúng ra công trình, đốt giấy tiền vàng mã và rãi bánh, kẹo, gạo, muối ra công trình, cắm hoa cúng xuống công trình. Sau đó, chính tay gia chủ đặt viên gạch đầu tiên để khởi công xây dựng. Và viên gạch ấy phải đúng vị trí và không thay đổi di chuyển trong quá trình thi công.

Mâm cúng động thổ xây nhà gồm những gì?
Đối với lễ cúng để việc thi công xây nhà diễn ra thuận lợi và thể hiện ý nghĩa tâm linh đúng theo văn hóa người Việt thì trong nghi lễ động thổ có 2 phần chính là bài cúng văn khấn động thổ và lễ vật cúng cụ thể là mâm cúng.
Bài khấn động thổ

Mâm cúng động thổ xây nhà, công trình gồm có lễ vật gì?
Mâm cúng động thổ xây nhà hay các công phải được chuẩn bị chu đáo vừa thể hiện mang tính kính trọng giá trị tâm linh với người thổ địa cai quản, vừa mang lại cảm giác yên tâm hơn trong quá trình thi công và sử dụng sẽ bao gồm đầy đủ những. Mâm cúng cho lễ cúng động thổ của Đồ Cúng Việt cung cấp bao gồm đầy đủ như sau:
- Trái cây
- Hoa cúc kim cương
- Nhang rồng phụng
- Đèn cầy
- Gạo hũ
- Muối hũ
- Trà
- Rượu
- Nước
- Giấy cúng động thổ
- Bánh kẹo
- Trầu cau
- Chè đậu trắng
- Xôi gấc đậu xanh
- Cháo trắng
- Gà luộc
- Heo quay
- Bánh hỏi
- Bộ tam sên

Khi chuẩn bị đầy đủ và bài cúng văn khấn lễ động thổ và chọn ngày lành tháng tốt. Thì các gia chủ tiến hành cúng, mà cách cúng như thế nào, làm sao cho đúng cách. Thể hiện sự tôn nghiêm của tâm linh, thể hiện lòng thành kính của các vị thánh thần, không hẳn ai cũng biết. Đồ Cúng Việt xin chia sẻ thêm cách cúng chuẩn theo nghi lễ thể hiện lòng thành của gia chủ cúng.
Cần lưu ý gì khi cúng động thổ khởi công công trình?
- Gia chủ chuẩn bị quần áo chỉnh tề, thắp đèn nhang vái bốn phương, tám hướng rồi quay vào mâm lễ tiến hành khấn. Sau khi cúng xong, khi nhang đã gần tàn gia chủ mới tiến hành hoá tiền vàng, đốt giấy vàng bạc và rải muối gạo và tự tay cuốc mấy nhát vào chỗ định đào móng. Sau đó tốp thợ đào móng có thể tiến hành công việc của mình. Riêng 3 hũ muối – gạo – nước thì cất lại thật kỹ. Sau này khi làm lễ nhập trạch thì đem để nơi Bếp, nơi thờ cúng Táo Quân. (Nhớ mỗi kỳ đổ mái – đổ thêm tầng đều phải sắm lễ cúng vái).
- Nếu mượn tuổi làm nhà: trước đó phải làm giấy tờ bán tượng trưng khu đất đó cho người mượn tuổi lấy 99.000 đồng có làm giấy tờ (chủ nhà giữ).
- Khi động thổ: người được mượn tuổi thay gia chủ khấn vái và làm lễ động thổ như trên. Lúc này gia chủ phải lánh khỏi nơi làm nhà xa từ 50m trở lên, sau khi lế động thổ được hoàn tất xong mới được trở về.
- Các kỳ đổ mái tầng 1, tầng 2… và tầng cuối cùng, người mượn tuổi vẫn tiếp tục dâng hương, khấn lễ, gia chủ vẫn phải lánh mặt lúc làm lễ.
- Khi nhập trạch: người mượn tuổi phải làm mọi thủ tục dâng hương, khấn thành lời bàn giao nhà cho gia chủ. Gia chủ làm giấy tờ mua lại nhà với giá 100.000 đồng và khấn cầu, lễ theo phần nhập trạch.
Cách cúng động thổ xây nhà công trình
Trong lễ cúng động thổ khởi công thì có 2 chủ thể quan trọng. Là gia chủ và đơn vị trực tiếp thi công. Chủ thể nào cũng quan trọng cho nên không thể so sánh. Và bỏ qua 2 chủ thể này khi tiến hành xây dựng. Mỗi chủ thể lại có những cách cúng khác nhau cho giai đoạn của công trình
1. Đối với gia chủ
Bày biện lễ vật lên một chiếc bàn nhỏ để giữa khu đất được thi công, chọn chỗ đất cao ráo, đẹp nhất.
Đốt hai cây đèn và thắp 07 cây nhang với nam và 09 cây nhanh với nữ.
Cắm 3 cây nhang trên mâm cúng, 3 cây dưới đất và 1cây (hoặc 3 cây với nữ)
Trang phục của chủ nhà chỉnh tềm thắp đèn nhang vái bốn phương, tám hướng rồi quay vào mâm lễ rồi khấn.
Đọc trong nội dung văn khấn động thổ xây nhà để xin làm nhà trên mảnh đất.

Sau khi cúng xong, hương gần tàn, gia chủ hóa tiền vàng, đồ hàng mã. Tiếp theo là rải muối gạo rồi tự tay cuốc những phát đầu tiên hoặc đặt viên gạch đầu tiên vào chỗ đào móng để trình với thần Thổ Địa xin được động thổ. Ngay sau đó tốp thợ đào móng có thể thi công.
Riêng 3 hũ muối – gạo – nước thì cất đi để sau này khi nhập trạch thì để ở. Sau này khi đã nhập trạch thì gia chủ đem để nơi Bếp, nơi trang trọng để thờ cúng Táo Quân.
Cắm hoa cúng tại vị trí ở công trình chứ không mang về nhà.
Nếu làm nhà nhiều tầng, mỗi lần đổ mái – lên tầng đều phải sắm lễ cúng vái.
2. Đối với đơn vị thi công
Sau khi gia chủ cúng xong, đơn vị thi công vào thắp nhanh cúng và khấn giống như bên trên.
Lưu ý: Ngoài việc khấn thổ công thần đất thì khấn thêm tổ nghề để mọi việc tiến hành suôn sẻ.
3. Đối người mượn tuổi làm nhà
Cũng chuẩn bị đầy đủ lễ vật và các bước như trên. Nhưng trước đó phải làm giấy tờ bán tượng trưng khu đất đó cho người mượn tuổi lấy 100.000 đồng có làm giấy tờ (chủ nhà giữ).
Lưu ý: Khi cúng động thổ, người chủ đất phải lánh khỏi nơi làm nhà từ 50 m trở lên, sau khi hoàn tất việc động thổ mới trở về. Xây dựng nhà cao tầng, đổ mái lên tầng vẫn tiếp tục mượn người đó dâng hương, khấn lễ và gia chủ vẫn phải tạm tránh lúc làm lễ.
Đặc biệt khi nhập trạch, người mượn tuổi làm mọi thủ tục dâng hương, khấn thành lời bàn giao lại cho gia chủ. Lúc này chủ nhà làm giấy tờ mua lại với giá 100.000 đồng và khấn, lễ theo phần nhập trạch.

Đặt mâm cúng động thổ xây nhà ở đâu uy tín?
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dịch vụ cung cấp đồ cúng mâm cúng động thổ xây nhà mới. Mà bạn vẫn còn băn khoăn lo lắng không biết nên chọn đơn vị cung cấp nào chất lượng. Với giá cả và số tiền mình bỏ ra cho đúng, và đặc biệt hơn là phải chuẩn nghi lễ tâm linh đầy đủ các lễ vật. Thể hiện lòng thành kính với thánh thần để công việc diễn ra tốt đẹp.
Với những điều kiện như trên Đồ Cúng Việt với trách nhiệm và sự am hiểu nghiên cứu. Và tham khảo các nhà phong thủy học các nhà văn hóa. Để cung cấp cho thị trường những mâm cúng chuẩn, mâm cúng động thổ, khai trường, thôi nôi đầy tháng,… với phương châm.

- Đồ cúng đảm bảo chuẩn theo tâm linh nghi lễ văn hóa truyền thống người Việt
- Đồ cúng đảm bảo chất lượng sạch an toàn vệ sinh thực phẩm
- Mức giá phù hợp với túi tiền người tiêu dung vì có các gói đồ cúng khác nhau
- Khách đã sử dụng thì luôn quay lại với Đồ Cúng Việt
Vậy thì bạn còn chần chờ gì nữa, khi làm lễ khởi công công trình hãy liên hệ ngay 1900 3010 để được tư vấn và đặt mâm cúng động thổ khởi công đúng nghi lễ cho mọi việc suôn sẻ, thuận buồm xuôi gió.
Hình ảnh mâm cúng cất nóc, khởi công, động thổ công trình:
Đài truyền hình HTV nói về chúng tôi
My Nguyễn –
Tôi rất hài lòng với mâm cúng động thổ khởi công của Đồ Cúng Việt. Mâm cúng được chuẩn bị kỹ lưỡng, trang trí đẹp mắt và phong phú. Đồ Cúng Việt là địa chỉ tin cậy cho những ai muốn cúng động thổ khởi công.
Thuỳ Linh –
Lần đầu đặt bên này, không có chỗ chê ạ
Diễm Ân Hoàng –
Mâm cúng đẹp, nhân viên nhiệt tình.