Cúng rằm tháng Chạp là 1 trong 3 ngày lễ lớn trong tháng cuối năm, là thời điểm kết thúc năm cũ và chuyển giao sang năm mới. Thế nhưng không phải ai cũng biết ngày lễ cúng rằm tháng Chạp có ý nghĩa gì, bài cúng rằm tháng Chạp ra sao, tổ chức vào ngày nào? Thế nên Đồ Cúng Việt sẽ giải đáp trong bài viết này cho các bạn.
Vì sao cúng rằm tháng Chạp 2022?
Theo ông bà ta ngày Rằm Âm lịch là ngày Vọng, vào ngày Vọng mặt trăng và mặt trời thông tuệ thì những lời cầu nguyện sẽ được thần linh và tổ tiên chấp nhận.
Ngày Vọng là lúc đất trời thông tuệ như vậy nên con người cảm nhận được sự trong sạch của tâm hồn. Đây cũng là thời điểm để mỗi người tự kiểm điểm và xét mình nhằm tránh xa tội lỗi và hướng đến điều thiện, điều tốt trong năm mới.
Hơn nữa ngày rằm tháng Chạp (rằm tháng 12 Âm lịch) lại có ý nghĩa quan trọng hơn rất nhiều so với những ngày rằm khác trong năm.

Cúng rằm tháng Chạp 2022 vào ngày nào?
Lễ cúng Rằm tháng Chạp là 1 trong 3 ngày lễ lớn cuối năm bên cạnh lễ đưa ông Táo và lễ cúng Tất niên và sớm nhất trong tháng Chạp năm Tân Sửu, rơi vào ngày 06 tháng 1 năm 2023.
Tuy nhiên gia chủ có thể cúng vào ngày 14 và 15/12 Âm lịch chứ không nhất thiết phải cúng 1 ngày 15/12 Âm lịch, ngoài 2 ngày trên thì không nên cúng vào các ngày khác.
Lễ vật cúng trong ngày Rằm tháng Chạp
Mâm cúng ngày Rằm tháng Chạp cuối năm cần tươm tất và đầy đủ để gia chủ bày tỏ long thành kính lên tổ tiên và thần linh, những lễ vật cần thiết là:
- Hương
- Hoa tươi
- Vàng mã
- Đèn nến
- Trái cây
- Trầu cau
- Nước sạch
- Rượu, thuốc lá
Ngoài mâm cúng chay thì gia chủ có thể chuẩn bị mâm cúng mặn ngày Rằm tháng Chạp tùy vào điều kiện gia đình như: gà luộc, bánh chưng bánh tét, chả lụa và nem rán.

Văn khấn bài cúng Rằm tháng Chạp
Gồm 2 bài văn khấn: gia chủ đọc văn khấn cho thần linh thổ công rồi đến bài văn khấn gia tiên.
VĂN KHẤN CÚNG THỔ CÔNG VÀ CÁC VỊ THẦN
Hôm nay là ngày … tháng … năm … tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa. Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót thương tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
VĂN KHẤN CÚNG GIA TIÊN
Ngày Rằm tháng Chạp kiêng kỵ điều gì?
Là một ngày lễ lớn trong tháng cuối năm nên mọi người sẽ lưu ý kiêng kỵ những việc sau để được may mắn và suôn sẻ trong cuộc sống.
Kiêng vay mượn tiền: Vay mượn vào khoảng thời gian này nhiều khả năng không trả được món nợ và dẫn đến món nợ lớn trong năm mới, đây là điều không may, trắc trở vào năm sau.

Kiêng đánh lộn, cãi nhau, gây gỗ: Đây là ngày các vị thần linh và bề trên về nhà chứng giám, nếu xảy ra cự cãi xung đột thì sẽ làm phật lòng các vị ấy.
Kiêng làm vỡ bát đĩa: Làm rơi vỡ bát đĩa là điềm báo cho sự thất thoát tiền bạc và sự đứt gánh các mối quan hệ trong cuộc sống.
Kiêng làm hại, nói xấu người khác: Nếu có ý muốn hãm hại người khác thì sẽ bị các vị thần linh trách phạt, là tự mình rước họa vào thân.
Như vậy là Đồ Cúng Việt đã cung cấp thông tin cho các bạn về ngày lễ cúng Rằm tháng Chạp và các lưu ý của ngày lễ này. Chúng tôi cung cấp rất nhiều mâm cúng khác nhau, nếu như các bạn muốn đặt mâm cúng với chất lượng và giá cả phải chăng hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 1900 3010
>>> Có thể bạn muốn đọc:
Cách cúng, văn khấn đưa ông bà ngày 25 tháng chạp
Chi tiết lễ cúng rằm tháng Chạp: lễ vật, văn khấn, thời gian
Hotline: 19003010 (miễn phí)
Website: https://docungviet.vn
Chat: Fanpage Dịch Vụ Đồ Cúng Việt or Zalo: 0854 194 194
Dịch Vụ Đồ Cúng Việt - Trọn gói – Uy tín – Chất lượng