[Chi Tiết] Mâm Cúng, Văn Khấn Rằm Mùng Một Hàng Tháng

Ý nghĩa lễ cúng rằm hàng tháng

Bạn quan tâm về văn khấn rằm mùng một, băn khoăn về ý nghĩa và cách thức khi cúng? Hãy cùng theo dõi ngay bài viết sau đây để được giải đáp nhé!

Vì sao phải cúng vào ngày mùng 1 và ngày 15 hàng tháng?

Vì quan niệm lâu đời của người Việt, ngày Rằm (14/15 âm lịch) gọi là ngày vọng. Vọng là ngày mặt trăng, mặt trời đối xứng nhau ở hai cực xa nhất trong tháng.

Còn ngày 30 hay mùng 1 tháng âm lịch gọi là ngày sóc. Nguyên nghĩa từ sóc là khởi đầu, bắt đầu. Mùng 1 là ngày bắt đầu của một tháng gọi là ngày sóc.

Người Việt ta coi ngày Sóc, Vọng là ngày sắm lễ vật bài văn khấn rằm mùng một tưởng nhớ Thánh thần, tổ tiên, vong linh chúng sinh bao bọc phù hộ toàn gia.

Cúng vào chiều 30 và chiều ngày 14 âm đúng hay sai?

Ngày Sóc, Vọng các gia đình, thương nhân, hay tổ chức doanh nghiệp nên cúng. Và cúng vào chiều ngày 30 và chiều ngày 14 hàng tháng đều được. Tuỳ điều kiện hoàn cảnh mà có thể cúng trước vào chiều 30 hoặc 14 âm.

Vào các ngày này mọi gia đình sẽ chuẩn bị mâm cỗ để cúng. Bao giờ thành tâm cũng là điều quan trọng nhất.

Mâm cúng rằm mùng 1 hàng tháng
Mâm cúng rằm mùng 1 hàng tháng

Nên cúng rằm mùng một vào khung giờ nào?

Cúng rằm mùng một hàng tháng vào giờ nào cho tốt? Từ lâu đã là băn khoăn của nhiều gia chủ.

Về giờ cúng, theo quan niệm dân gian thường cúng sớm. Do đó nếu cúng buổi chiều thì chuẩn bị lễ cúng thực hiện xong trước 6h – 7h tối. Nếu cúng buổi sáng gia chủ phải chuẩn bị lễ xong trước 9h – 10h.

Lưu ý khi cúng rằm hàng tháng!

Lưu ý lịch âm khi gần tới ngày để không quên cúng khấn

Không nên lạm dụng vàng mã giấy cúng đốt, chỉ cần thành tâm

Dọn dẹp trang thờ sạch sẽ tinh tươm trước khi cúng

Mua sắm đồ cúng tươi mới thơm ngon

Thắp từ 1-3 nén hương nhang

Tác phong đầu tóc quần áo gọn gàng khi tiến hành cúng khấn

Những điều có thể làm phật lòng các đấng bề trên!

Một số sơ suất không mang đến may mắn khi cúng khấn vào ngày rằm hay mùng một đầu tháng. Bạn cần tham khảo và tránh thực hiện nhé!

Mặc quần đùi, áo cộc hay ăn mặc luộm thuộm khi cúng khấn

Dùng lễ vật, đồ cúng không sạch sẽ, uế tạp

Cúng khấn không đường hoàng thành tâm, chỉ làm qua loa

Không tiến hành cúng khấn khi tới ngày rằm gay mùng một

Văn khấn rằm mùng một sai lệch ngày, sai lệch nội dung cúng

Cách thắp nhang sao cho đúng tâm linh người Việt

Văn hóa thờ cúng của người Việt Nam, bạn thường thấy khi thắp hương. Mọi người đa số thắp theo số lẻ và thường là 1, 3.

Việc thắp một, ba nén nhang mà người Việt hay làm. Thể hiện ý nghĩa thành tâm, kính cẩn, không thay lòng. Ba nén nhang là con số phổ biến nhất, áp dụng cho bất cứ dịp nào và ở bất cứ đâu.

Xem thêm: Mâm cúng rằm mùng 1 hàng tháng : 6 Điều không thể bỏ qua

Lễ vật mâm cúng ngày rằm và mùng một hàng tháng bao gồm gì?

Trái cây ngũ quả, hoa tươi

Nhang trầm, đèn cầy

Mâm cỗ cơm cúng tùy vùng miền

Gạo hũ, muối hũ

Trà, rượu, nước sạch

Giấy cúng rằm hay mùng một

Xôi, chè, cháo

Gà luộc, heo quay, bánh hỏi

Mâm cúng mùng 1 mặn
Mâm cúng mùng 1 mặn

Ngoài ra kèm theo mâm cỗ cúng chúng sinh bao gồm:

Trái cây, hương, hoa

Đường thẻ, bánh kẹo, cốm, nổ, bim bim,…

Mía, cóc, ổi, đậu phộng luộc, khoai lang luộc,…

Tiền vàng giấy cúng, quần áo chúng sinh từ sắm từ 15- 20 bộ lễ trở lên

Tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá khác nhau)

Nếu cúng thêm cháo trắng loãng thì thêm chén gạo muối (5 bát, 5 đôi đũa hoặc thìa)

Mâm cúng chúng sinh
Mâm cúng chúng sinh

Ngoài ra, trong nhiều gia đình làm kinh doanh còn có cả bàn thờ thần Tài nên bạn đừng quên chuẩn bị cả lễ vật và bài văn khấn thần Tài trong ngày rằm nhé. Như vậy là mọi người đã biết cách cúng rằm hàng tháng như thế nào rồi đó.

Văn khấn ngày rằm cúng thần linh, gia tiên hàng tháng như thế nào? Dưới đây là bài văn khấn ngày rằm mùng 1 được sử dụng nhiều nhất. Mời các bạn tham khảo.

Văn khấn mùng 1 và ngày rằm Thổ công và các vị thần

Nam mô a di đà Phật! (3 lần 3 lạy)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật.

Con kính lạy các thánh thần cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con là:…… Ngụ tại: ………

Hôm nay là ngày … tháng … năm … tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả.

Đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời các vị thần cai quản trong khu vực này. Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót tín chủ giáng lâm trước án.

Chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).


Văn khấn gia tiên mùng 1 và ngày rằm âm lịch

Bài khấn gia tiên số 1:

Nam mô a di đà Phật! (3 lần 3 lạy)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật.

Con kính lạy chư vị Tôn Thần.

Con kính lạy Tổ tiên, Hiển Khảo, Hiển Tỷ, chư vị Hương linh.

Tín chủ (chúng) con là: … Ngụ tại: …

Hôm nay là ngày… gặp tiết… (ngày rằm, mùng một). Tín chủ con nhờ ơn đức trời đất, chư vị tôn thần, tiên tổ.

Thành tâm sắm lễ, hương hoa, trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án. Chúng con kính mời các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật. Cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng. Phù hộ cho gia đình chúng con luôn luôn mạnh khỏe. Cầu cho mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, làm ăn phát tài, gia đình hòa thuận.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà Phật! (3 lần 3 lạy).

Bài cúng gia tiên số 2:

Nam mô a di đà Phật! (3 lần 3 lạy).

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật.

Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.

Thúc bá đệ huynh và các hương linh nội, ngoại.

Hôm nay là ngày… tháng… năm… Tín chủ con là… Ngụ tại… cùng toàn gia quyến.

Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, trà quả và các thứ cúng dâng, bày lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời:

Các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này. Hương hồn Gia tiên nội, ngoại. Cúi xin các Ngài thương xót tín chủ. Giáng lâm trước án. Chứng giám lòng thành. Thụ hưởng lễ vật.

Phù trì tín chủ chúng con: Toàn gia an lạc, mọi việc hanh thông, người người được chữ bình an. Tám tiết vinh khang thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang. Sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám. Cẩn cáo!


 

Trên đây là thông tin đầy đủ chi tiết về cúng và văn khấn rằm mùng một hàng tháng. Mà dịch vụ Đồ Cúng Việt đã sưu tầm chọn lọc thông tin hữu ích nhất đến quý bạn đọc.

Xem thêm: Danh sách lễ vật Cúng trung thu? Nguồn gốc, ý nghĩa?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *