Mẫu Cửu Trùng Thiên là ai? Lễ vật và văn khấn Mẫu Cửu Trùng Thiên như thế nào là chuẩn tâm linh? Có lẽ đây chính là những thắc mắc của phần lớn qúy gia chủ khi muốn bày tỏ lòng thành dâng lễ đền Mẫu Trùng Thiên. Hiểu được những vấn đề mà quý gia chủ đang gặp phải, Đồ Cúng Việt đã tìm hiểu và tóm tắt chi tiết nhất về lễ cúng ở bài viết dưới đây. Hãy cùng đọc và tham khảo nhé!
CHỌN MỤC BẠN MUỐN ĐỌC
Mẫu Cửu Trùng Thiên là ai? Nguồn gốc từ đâu?
Mẫu Cửu Trùng Thiên có tên gọi khác là Mẫu Nhất Thiên Tiên. Cho đến ngày nay, vẫn không có sách vở hay tài liệu nào nói chính xác về danh tính của vị Thánh Mẫu này. Mẫu thường mặc áo đỏ và ngồi ở chính giữa. Ngoài ra, mẫu còn có danh hiệu là Bán Thiên Công Chúa (Mẫu Bán Thiên). Hầu hết các đền phủ hay điện thờ tại gia đều có ban thờ Mẫu Bán Thiên ngoài trời.
Sự tích Mẫu Cửu Trùng Thiên
Tương truyền, bà là công chúa của Cửu Thiên, đến từ Trung Quốc. Và người ta nói rằng bà đã giúp người Việt chống lại các cuộc tấn công của Xuy Vưu vào buổi đầu dựng nước. Vị mẫu này được mọi người khắc họa thành tượng nữ thần và thờ cúng vài thấy rất linh thiêng. Tại Trung Quốc vị mẫu này được xây dựng lên với nhiều sự tích kỳ bí.
Tại Việt Nam trong tâm linh của mọi người thì Thánh Mẫu Cửu Trùng là người ngự ở 9 tầng mây với nhiệm vụ cai quản thiên cung với 9 tầng khác nhau, cụ thể là:
- Tầng trời 1 là vườn Ngạn Uyển được cai quản bởi Nhứt Nương.
- Vườn Đào Tiên thuộc tầng trời 2 được cai quản bởi Nhị Nương.
- Tầng trời 3 là Thanh Thiên.
- Huỳnh Thiên thuộc tầng trời 4.
- Xích Thiên thuộc tầng trời 5.
- Tầng trời 6 chính là Kim Thiên.
- Tầng trời 7 sẽ cai quản Hạo Thiên Nhiên. Tầng này có 2 người cai quản là Ðức Chuẩn Ðề Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát.
- Cai cải Phi Thưởng Thiên sẽ thuộc tầng trời 8 là Đức Từ Hàng Bồ Tát.
- Tạo Hóa Thiên thuộc tầng trời 9 được cai quản bởi Ðức Phật Mẫu.
Đền Tượng Mẫu Cửu Trùng Thiên ở đâu?
Hiện niên, đền thờ và tượng Mẫu Cửu Trùng Thiên đã số ở miền Bắc:
- Đền Mẫu Cửu Trùng Thiên Thường Tín Hà Nội (Đê Hữu Hồng, Đông Mỹ, Thường Tín, Hà Nội).
- Phủ Nấp – Phủ Quảng Cung Nam Định (Yên Đồng, Ý Yên, Nam Định).
- Kim Thái, Vụ Bản, Nam Định.
- Đền Mẫu Thượng Sơn Tây Ba Vì.
- Đền Thánh Mẫu Thượng Thiên Đức Thọ Hà Tĩnh.
- Đền Mẫu Cửu ở TPHCM (24 Tôn Đản, Phường 13, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh).
Cách thờ Mẫu Cửu Trùng Thiên tại gia chuẩn tâm linh
Theo đúng truyền thống tín ngưỡng, người dân địa phương lựa chọn ngày 9 tháng 9 Âm Lịch là ngày thờ cúng Mẫu Cửu Trùng Thiên. Mẫu thường được thờ ngoài trời với tên ban Mẫu Trùng Thiên hoặc ban Mẫu bán Thiên. Thường ở các đền phủ đều có ban thờ Mẫu ở ngoài trời.
Người có căn với Mẫu Cửu Trùng Thiên cần lưu ý
Ông bà ta nói rằng, những người có căn với Mẫu Cửu Trùng Thiên thì không nên thờ cúng ngài tại gia. Nếu quý gia chủ thờ cúng không đúng hay mai sau con cháu bỏ bê Mẫu Trùng Thiên sẽ phải gánh nghiệp rất lớn.
Xem thêm: [Chi tiết] Sự tích & văn khấn Bà Chúa Nam Phương Chuẩn nhất
Lễ vật dâng Mẫu Cửu Trùng Thiên gồm những gì?
Điều quan trọng tiếp theo khi đi lễ Mẫu Cửu Trùng Thiên đó chính là chuẩn bị lễ vật trong mâm cúng. Có thể nói rằng, lễ vật dâng khá đơn giản. Cụ thể:
- Một bình hoa tươi.
- Một đĩa hoa quả, cơi trầu, thắp hương.
- Giấy tiền, Cút rượu.
- Xôi thịt và cánh sớ.
Các lễ vật này thường được sắp trên một mâm cổ, sau đó mới dâng lên bàn thờ Mẫu. Điều quan trọng ở đây chính là sự thành tâm của quý gia chủ để được Mẫu che chở và điều cầu nguyện sẽ thành hiện thực.
Văn khấn Mẫu Cửu Trùng Thiên
Đến đây, Đồ Cúng Việt xin gửi đến quý gia chủ nội dung bài văn khấn Mẫu Cửu Trùng Thiên một cách chi tiết và đầy đủ như sau:
Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Hương tử chúng con thành tâm kính lạy Đức Hiệu Thiên chí kim quyết Ngọc Hoàng Huyền cung cao Thượng đế. Kính lạy Đức Cửu Trùng Thanh Vân lục cung công chúa. Kính lạy Đức thiên tiên Quỳnh Hoa Liễu Hạnh Mã Hoàng công chúa, sắc phong Chế Thắng Hòa Diệu đại vương, gia phong Tiên Hương Thánh mẫu. Kính lạy Đức đệ nhị đỉnh thượng cao sơn triều mường Sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương. Kính lạy Đức đệ tam Thủy Phủ, Lân nữ công chúa. Kính lạy Đức đệ tứ khâm sai Thánh mẫu, tứ vị Chầu bà, năm toà quan lớn, mười dinh các quan, mười hai Tiên cô, mười hai Thánh cậu, ngũ hổ Đại tướng, Thanh Hoàng Bạch xà đại tướng. Hương tử con là . . . . . . . . . . . Cùng toàn thể gia đình đến nơi Điện (Phủ, Đền) . . . . . . . chắp tay kính lễ khấu đầu vọng bái, lòng con thành khẩn, dạ con thiết tha, kính dâng lễ vật, cúi xin các Ngài xót thương ủng hộ, kiến cho gia chúng con tiêu trừ tai nạn, điềm lành thường tới, điềm dữ lánh xa, hết tai ương bệnh tật trong nhà, hưởng thịnh vượng an lành mãi mãi. Tài như nước đến, lộc như mây về, bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết có phúc lành tiếp ứng. Lại xin: Thể đức hiếu sinh, rủ lòng cứu độ, khiến cho chúng con như ý sở cầu, cho hương tử tòng tâm sở nguyện. Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám. Nam mô A Di Đà Phật!
Ngụ tại . . . . . . . . . . .
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Có nhiều tài liệu luận giải về Mẫu Cửu Trùng Thiên theo nhiều cách khác nhau.Kính Mẫu Thiên được thờ ở nhiều đền phủ khác nhau. Ngoài ra, với những gia chủ thờ đạo Mẫu thì họ có thờ Mẫu ngay tại nhà. Lễ vật và văn khấn Mẫu Trùng Thiên khá đơn giản, quan trọng nhất chính là sự thành tâm của chính gia chủ.
Xem thêm: [Đầy đủ] Lễ vật, Cách cúng, Văn Khấn Bà Chúa Kho “hút” tài lộc