Giỗ tổ dòng họ là truyền thống tín ngưỡng tốt đẹp của ông bà ta, được gìn giữ và phát triển qua từng thế hệ. Tùy vào văn hóa vùng miền và truyền thống tâm linh của từng gia đình sẽ có sự khác nhau về lễ vật, cách cúng và văn khấn giỗ tổ dòng họ. Tuy nhiên về cơ bản, lễ cúng giỗ tổ dòng họ cũng có những nguyên tắc chung để giỗ tổ trọn vẹn được ý nghĩa.
Vậy các nguyên tắc đó là gì? Văn khấn cúng giỗ tổ dòng họ có gì khác với văn khấn giỗ tổ ông bà tổ tiên?… Tất cả những điều này sẽ được Đồ Cúng Việt giải đáp qua bài viết dưới đây. Hãy cùng đọc và theo dõi nhé!
CHỌN MỤC BẠN MUỐN ĐỌC
Giỗ tổ dòng họ là gì?
Giỗ tổ dòng họ được hiểu một cách đơn giản là ngày giỗ tiên linh ông bà đã mất vào các đời chung tại một nhà thờ lớn.
Theo phong tục cổ truyền của người Việt thì con cháu sẽ thờ cúng riêng ông bà đến 5 đời thì tống giỗ. Thực tế thì con cháu thực hiện lễ cúng giỗ riêng đến 4 đời đó là giỗ cha mẹ, giỗ ông bà, giỗ ông bà cố và kỵ. Cao hơn kỵ được gọi là tiên tổ thì không thì không giỗ riêng nữa mà sẽ giỗ chung một nhà thờ của dòng họ mỗi năm một lần.
Trưởng họ (trưởng tộc) thường là người sẽ được hưởng hương hỏa của tổ tiên nên phải có trách nhiệm lo hương khói, nhang đèn.
Giỗ tổ dòng họ mang đậm truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của người Việt. Dù có đi đâu, có trở thành “ông nọ bà kia” thì vẫn luôn nhớ về cội nguồn, tổ tiên đã có công sinh thành và nuôi dưỡng mỗi con người.
Giỗ tổ dòng họ có gì khác với lễ giỗ bình thường?
Khác với các lễ giỗ riêng, lễ cúng giỗ tổ dòng họ thường được tổ chức ở Từ Đương hay Nhà thờ họ. Chi phí tổ chức đám giỗ này sẽ được lấy từ số tiền đóng góp của con cháu trong dòng họ, không phân biệt con trai hay con gái, người có vợ hay chưa vợ,… tùy tâm của từng thành viên. Dù có bận rộn đến đâu thì vào ngày giỗ tổ, mọi người phải cố gắng sắp xếp về họp mặt đầu đủ. Cũng vì điều này mà lễ giỗ họ sẽ được tổ chức vào cuối năm đầu năm tùy vào từng dòng họ.
Trách nhiệm tiến hành tổ chức giỗ tổ điều do trưởng họ và Hội đồng gia tộc của họ chiu trách nhiệm. Các thành viên khác được phân chia công việc cụ thể.
Lễ vật trong mâm cúng giỗ tổ dòng họ gồm những gì?
Cúng giỗ là buổi lễ kỷ niệm ngày người mất qua đời. Vào ngày này, con cháu trong nhà sẽ thể hiện tấm lòng thủy chung, biết ơn đối với các thế hệ người đã mất. Nhà giàu thì tổ chức làm giỗ linh đình, mời người thân trong dòng họ, bạn bè gần xa, anh em bằng hữu về dự giỗ. Nhà nghèo thì chỉ cần lưng cơm, đĩa muối, quả trứng, ba nén nhang, một đôi nến và vài món ăn giản dị cúng người mất cũng đã có lòng Thành kính đối với người đã mất.
Cúng giỗ bằng mâm cúng chay hay mâm cúng mặn điều được. Với những gia đình theo đạo Phật thì mâm cúng chay sẽ được ưu tiên hơn. Lễ vật trong mâm cúng chay thì gia chủ tự mình lựa chọn để chuẩn bị, không câu nệ phải có món này hay món kia.
Văn khấn giỗ tổ dòng họ đúng chuẩn tâm linh
Nội dung bài văn cúng giỗ tổ dòng họ tương đối dài và khó nhớ, do vậy, quý gia chủ có thể in ra khổ giấy A4 để thực hiện lễ cúng một cách một cách suôn sẻ. Sau khi cúng xong, gia chủ sẽ thực hiện hóa vàng bài văn cúng với vàng mã.
Nội dung bài khấn cụ thể như sau:
Văn khấn giỗ tổ dòng họ đúng chuẩn tâm linh
Nam mô Nhật Nguyệt Quang Minh Phật
Nam mô Địa Vương Mẫu Phật
Nam mô Ta bà Giáo chủ Bổn sư Thích ca Mâu Ni Phật
Nam mô Mười phương chư Phật, Chư Phật mười phương
Nam mô Chư vị Bồ Tát
Kính lạy: Hội đồng Thánh Mẫu
Kính lạy: Ngọc Hoàng Thượng Đế.
Kính lạy: Chư Tiên, Chư Thánh, Chư Thần
Kính lạy: Thổ Thần, Thần Linh, Thổ Địa, Táo Phủ Thần Quân, Ngũ phương Địa mạch, Tiếp dẫn Tài Thần, Tiếp dẫn Lộc Thần, Tiền Hậu địa chủ, Chúa Bà bản cảnh, các tiểu Thần trong khu vực.
Kính lạy: Cửu huyền Thất Tổ, Thất Tổ Cửu Huyền. Cao Cao tằng Tổ khảo, Cao Cao tằng Tổ tỷ, Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Hiền khảo, Hiền tỷ, Bá, Thúc, Đệ, Huynh, Cô, Dì, Tỷ, Muội. Cộng đồng nội – ngoại Gia tiên dòng họ …
Kính lạy: Chầu Tổ Cô, Hoàng Tổ Mãnh, Bà Cô, Ông Mãnh dòng họ…
Hôm nay là Ngày… Tháng… Năm…
Con tên là:
Đang cư ngụ tại địa chỉ:
Đại diện cho con cháu dòng họ …
Xin kính dâng lễ vật, cầu xin bề trên chấp lễ chấp bái.
Chúng con cầu xin các vị Gia tiên Tiền Tổ dòng họ… độ trì dạy bảo dẫn dắt cho tất cả con cháu trong dòng họ để mọi gia đình trong dòng họ …: Già được mạnh khỏe, trẻ được bình an. Con cháu hiếu thảo với Ông Bà Cha Mẹ.
Chúng con cầu xin, gia tiên tiền tổ độ trì để toàn thể con cháu trong dòng họ: Cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu sức khỏe được sức khỏe, cầu tiến tới được tiến tới, cầu con được con, cầu cháu được cháu. Để cho toàn bộ dòng họ chúng ta ngày càng đông đúc, phú quý, giàu sang, nhà cửa khang trang, hiển vinh mãi mãi.
Chúng con xin hứa: Luôn luôn ghi lòng tạc dạ công ơn sinh thành dưỡng dục của Tổ tiên. Giữ vững được truyền thống nội ngoại thương yêu, đoàn kết, sống có tôn ti trật tự trên kính dưới nhường. Phát huy được truyền thống vẻ vang, cần cù lao động, siêng năng học tập của cha ông tiên tổ.
Xem thêm: [A-Z] Lễ vật & Văn khấn Tại Đền Bà Chúa Xứ Châu Đốc núi Sam
Cách cúng giỗ tổ dòng họ đúng chuẩn tâm linh
Theo phong tục của ông bà ta, chiều ngày hôm trước ngày giỗ tổ dòng họ diễn ra, con cháu thực hiện lễ cúng gọi là “tế cáo” mời tổ tiên về, sáng hôm sau là lễ “tế chính”.
Khi làm lễ cúng, trưởng họ đứng trước bàn thờ tổ đọc lịch sử dòng họ và văn khấn giỗ tổ họ. Mục đích của việc này là để con cháu biết được tên của các ông mình và tránh phạm phải những lỗi phạm húy đến tên của Thủy Tổ và tiên tổ các đời.
Sau khi tiến hành lễ cúng và hóa vàng xong, lễ vật sẽ được “hạ xuống” để con cháu được thụ lộc, quay quần bên nhau.
Cuối cùng, các thành viên tham dự và Trưởng tộc sẽ cùng nhau ngồi lại họp bàn về công việc chung của dòng họ, việc nào tốt thì phát huy, việc nào chưa tốt thì chấn chỉnh ngay.
Đồ Cúng Việt hi vọng qua bài viết này, các thắc mắc cua quý gia chủ về văn khấn giỗ tổ dòng họ sẽ lần lượt được giải đáp. “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đó chính là truyền thống mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc của người Việt. Cách cúng và lễ vật cúng ở nhiều nơi không giống nhau. Do vậy, bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo.
Xem thêm: [A-Z] Lễ Vật, Văn Khấn Tam Bảo tại chùa Đúng Chuẩn tâm linh