Hóa vàng mã cho người đã mất thường được gia chủ thực hiện vào ngày giỗ của người mất hay các lễ cúng tổ tiên, tiên linh ông bà. Đi kèm với mẫu văn khấn đốt vàng mã cho người mất, bài cúng vàng mã sẽ là ghi gửi quần áo cho người âm.
Đây là các nghi lễ thường xuyên diễn ra các lễ cúng. Tuy phổ biến là vậy nhưng không phải quý gia chủ nào cũng nắm rõ và biết được những nghi lễ này để thực hiện sao cho đúng. Hiểu được điều này, Đồ Cúng Việt xin lần lượt giải đáp những thắc mắc trên. Hãy cùng đọc và theo dõi!
CHỌN MỤC BẠN MUỐN ĐỌC
Văn khấn hoá vàng cho người mất
Đồ Cúng Việt xin gửi đến quý gia chủ bài cúng hóa vàng mã cho người đã mất cụ thể như sau:
Na mô A Di Đà Phật!
Na mô A Di Đà Phật!
Na mô A Di Đà Phật!
Kính lạy:
Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư Vị Tôn Thần
Thần Vũ Lâm sứ giả.
Hôm nay là ngày:……………
Tín chủ con là:……………
Ngụ tại số nhà:……………
Nay nhân tiết (nhân ngày gì thì đổi lại)…………… âm dương cách trở, ngày tháng vắng tăm. Lòng con cháu tưởng nhớ khôn nguôi, đã sắm sang quần áo, dụng cụ, tiện nghi khác chi lúc sống, nhưng xin theo lối đường âm, báo đáp ân thâm, tỏ lòng hiếu kính. Xin được kính dâng Hương Linh gia tiên chúng con là:
1. Hương linh:…………….
Mộ phần táng tại:……………
Đồ mã gồm……………
2. Hương linh:……………
Mộ phần táng tại:……………
Đồ mã gồm……………
Mọi thứ được kê tên rành rõ trong giấy vong nhận không lo ngại quỷ, chứng kiến chúng con trình lên trên xét, hội trí nhờ Đức Vũ Lâm. Kính ngài cho phép vong linh được nhận.
Cẩn cáo!
Văn khấn đốt vàng mã rằm tháng 7 đầy đủ nhất
Vào ngày rằm tháng 7, theo đúng truyền thống của người Việt Nam thì chúng ta thường thực hiện lễ cúng cô hồn và cúng gia tiên ông bà. Khi cúng xong, quý gia chủ cần phải chuẩn bị mẫu văn khấn đốt vàng mã vào ngày rằm tháng 7. Cụ thể như sau:
Dưới đây là bài văn khấn đốt vàng mã Rằm tháng 7 năm 2020 chuẩn nhất, dễ nhớ nhất mà các gia chủ có thể tham khảo:
Âm dương nhất lý
Lễ phật hoàn thành
Phần hoá kim ngân
Cúng giàng lễ tất
hoặc
Dương sao âm vậy
Lễ Phật đã xong
Phần* hoá ** vàng bạc
Cúng dàng đã xong
Xem thêm: [Bản gốc] Văn khấn giỗ tổ dòng họ Chuẩn tín ngưỡng người Việt
Cách ghi đồ thế gửi quần áo cho người âm
Như đã nói ở trên, đốt vàng mã là một trong những nghi lễ không thể thiếu trong bất kì lễ cúng kiếng nào. Ông bà ta quan niệm rằng, “trần sao âm vậy”. Do vậy gia chủ và các người thân trong gia đình thường chuẩn bị vàng mã, tiền vàng, quần áo, phương tiện đi lại,… rồi hóa vàng cho người đã mất.
Thông thường vàng mã trước khi cúng thì gia chủ sẽ ghi tên người đã mất lên bộ vàng mã đó, có như vậy thì người ở cõi âm mới có thể nhận được. Qúy gia chủ cần phải lưu ý điều này để ý nghĩa lễ cúng được trọn vẹn.
Đốt vàng mã người âm có nhận được không?
Đi từ Bắc đến Nam, hầu hết các gia đình khi cúng xong điều đốt vàng mã cho tổ tiên ông bà. Vậy có bao giờ chúng ta đặt ra đâu hỏi:” Liệu rằng khi đốt vàng mã như vậy thì người âm có nhận được không?”
Có lẽ đây cũng chính là thắc mắc của phần lớn quý gia chủ kể cả theo đạo Phật hay không theo.
Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh khẳng định: “Đốt vàng mã không đúng theo tinh thần đạo Phật, và người âm không dùng được vàng mã”.
Nghi lễ đốt vàng mã trở thành truyền thống tín ngưỡng của hầu hết các nước Đông Nam Á. Vì đã là tín ngưỡng tâm linh thì rất khó thay đổi. Thế hệ đời sau sẽ tiếp nối đời trước. Vậy những vong linh không được “gửi”: quần áo, nhà cửa… thì đều nghèo khổ hay sao? Điều này hoàn toàn không đúng!
Sư Phụ lý giải thêm: “Việc đốt vàng mã là người trần tưởng tượng nhưng người âm không dùng được những vật dụng đó. Cho nên, việc đốt vàng mã là không đúng, không lợi ích một chút nào cho người chết”. Chính vì vậy, quý gia chủ nên hạn chế việc đốt vàng mã vào những ngày lễ cúng của gia đình, vừa bảo vệ môi trường, vừa tiết kiệm được chi phí chuẩn bị lễ vật.
Đồ Cúng Việt hi vọng qua bài này, quý gia chủ có thể lần lượt giải đáp được những thắc xoay quanh các vấn đề: văn khấn đốt vàng mã cho người mất, cách ghi gửi quần áo cho người âm,… Khi gia chủ biết được những điều này chắc chắn sẽ thực hiện nghi lễ cúng một cách trọn vẹn nhất.
Xem thêm: [Nội dung] Văn Khấn Gia Tiên Ngày Thường CHUẨN Tâm Linh