Dâng lễ Đền Phủ để cầu nguyện cho gia đình gặp nhiều may mắn, vạn sự hanh thông và thành công trong công việc trở thành truyền thống tín tâm linh của người Việt Nam. Tùy vào các thời điểm khác nhau trong năm sẽ có các sự kiện lễ hội đền phủ diễn ra ở các địa danh khác nhau. Ngoài việc chuẩn bị lễ vật, người dân khi tham gia lễ hội cần phải chuẩn bị về bài cúng, văn khấn đền phủ. Vậy nội dung của văn khấn khi đi đền phủ chuẩn phong tục tín ngưỡng là gì? Cần lưu ý?
Tất cả những điều này sẽ được Đồ Cúng Việt giải đáp qua bài viết dưới đây. Hãy cùng đọc và tham khảo nhé!
Đồ Cúng Việt – Chuyên dịch vụ mâm cúng trọn gói theo đúng yêu cầu của quý gia chủ. Hy vọng với kinh nghiệm thực tế và qua tìm hiểu tài liệu phong thủy, chúng tôi sẽ giải đáp lần lượt các câu hỏi của quý gia chủ.
CHỌN MỤC BẠN MUỐN ĐỌC
Ý nghĩa của việc đi lễ đền phủ là gì?
Như các bạn đã biết, truyền thống lễ hội là một trong những truyền thống tín ngưỡng lâu đời và được duy trì qua các thế hệ. Nó không đơn thuần chỉ là lễ hội văn hóa mà còn là dịp để con cháu cả nước tụ họp để tạ ơn những vị thần có công với đất nước.
Lễ hội đền phủ diễn ra ở các khoảng thời gian khác nhau trong một năm, quy mô tổ chức lớn nhỏ cũng khác nhau. Du khách tứ phương sẽ cùng nhau tụ họp, sum vầy về đền phủ thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, biết thêm về nguồn cội của dân tộc.
Cuộc sống không phải lúc nào cũng suôn sẻ, mọi thứ không phải lúc nào cúng giống như mình mong muốn. Do vậy, Lễ hội là dịp con người được giải toả, dãi bày phiền muộn, lo âu với thần linh, mong được thần giúp đỡ, chở che đặng vượt qua những thử thách đến với ngày mai tươi sáng hơn.
Xem thêm: [A-Z] Lễ Vật, Văn Khấn Tam Bảo tại chùa Đúng Chuẩn tâm linh
Tham gia lễ hội ở đền phủ cần chuẩn bị những gì?
Đến đây sẽ có nhiều gia chủ thắc mắc là: Khi tham gia lễ hội ở các đền phủ thì cần chuẩn bị những gì? Câu trả lời được Đồ Cúng Việt giải đáp như sau:
- Chuẩn bị lễ vật: Tùy vào các lễ hội vùng miền khác nhau sẽ có danh sách các lễ vật khác nhau. Do vậy, trước khi đi lễ đền phủ, quý gia chủ cần phải tìm hiểu về lễ hội đó trước.
Ví dụ: Với du khách khi tham dự lễ cúng đền Hùng:
1/ Đối với lễ chay gồm: 18 chiếc bánh chưng, 18 chiếc bánh giầy.
2/ Đối với lễ mặn gồm: thịt lợn, thịt bò, thịt dê. Tuy nhiên, gia chủ hoàn toàn có thể thay thế bằng thịt gà luộc.
Ngoài ra, hoa quả, trầu cao, muối, gạo, nhang, một ly nước sạch cũng là những lễ vật không thể thiếu trên mâm cúng chay và mặn.
- Bài văn khấn khi đi đền phủ
Phần văn khấn khi đi đền phủ dường như không khác nhau nhiều. Điều quan trọng nhất ở đây chính là du khách và người tham gia lễ hôi thể hiện được lòng thành tâm để cầu nguyện những điều may mắn trong cuộc sống và công việc.
Văn khấn Đền Phủ đúng chuẩn nhất
Nôi dung bài văn khấn nào cũng vậy, nó tương đối dài và khó nhớ. Do vậy, khi quý gia chủ khi tham gia lễ hội cần chú ý nên in ra tờ giấy A4 để thực hiện lễ cúng một cách trọn vẹn.
Nội dung bài văn khấn Đền Phủ cụ thể như sau:
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).
Con lạy chín phương Trời, lạy mười phương Đất, chư Phật mười phương, mười phương chư Phật.
Con tấu lạy Vua Cha bách bái, Tam vị Quốc Vương Mẫu ngàn trùng.
Tam phủ Công đồng, Tứ phủ vạn linh.
Con tấu lạy Đức Trần triều thượng đẳng cao xa, nhị vị Vương Bà bách bái (nếu đền, phủ có cung/ban thờ Trần triều).
Con tấu lạy Ngũ vị Tôn Ông, công đồng Quan lớn, hội đồng các quan.
Con tấu lạy Tứ phủ Chầu Bà, Tứ phủ Ông Hoàng, Tứ phủ Tiên Cô, hội đồng Thánh Cậu, Năm dinh Quan lớn, Mười dinh các Quan, Bát bộ Sơn trang, Thập nhị Tiên nàng, mười tám cửa rừng, mười hai cửa bể*.
Con tấu lạy quan cai đầu đồng, chầu thủ bản mệnh, đương niên hành khiển Thái Tuế Chí Đức tôn thần, Đương Cảnh Thành hoàng liệt vị đại vương tôn thần.
Con lạy Cô Bé, Cậu Bé thủ đến thủ phủ.
Hôm nay ngày… tháng… năm… (âm lịch).
Tín chủ con là… (có thể khấn kèm tên các thành viên khác trong gia đình).
Ngụ tại…
Nhất thiết chí thành đem miệng về tâu đem đầu bái yết… (tên nơi đền phủ đang hành lễ).
Thành tâm tu thiết Nhang – Đăng – Quả – Phẩm – Kim ngân, lễ bạc lòng thành, cúi xin chư vị giáng lâm giáng lai, giáng đài giáng điện, bảo hộ phù trì quốc thái dân an, nhân khang vật thịnh.
Chấp lễ chấp bái, chấp kêu chấp cầu, nhất tội nhất xá, Vạn tội vạn xá, phù hộ độ trì cho nội gia ngoại viên chúng con: già được mạnh khỏe, trẻ được bình an, bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết có điềm lành tiếp ứng. Cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, cầu vô sự đắc vô sự, câu công danh đắc công danh, cầu hạnh phúc thành hạnh phúc (Phần này
có thể tự bổ sung một cách ngắn gọn những nguyện ước chính đáng của bản thân hoặc người thân).
Giãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).
Cần lưu ý gì khi dâng lễ đền phủ?
Thật ra cũng không phải ngẫu nhiên mà Đồ Cúng Việt lại đề cập đến vấn đề này. Nếu quý gia chủ quan tâm đến tin tức thời sự đưa tin vào các dịp lễ hội thì cũng sẽ có những vấn đề không hay xảy ra, từ văn hóa ăn mặc đến trộm cắp, lừa gạt.
Chính vì vậy, khi đi lễ đền phủ, quý gia chủ cần phải chú ý những điều sau:
- Đền phủ là chốn linh thiêng, do vậy khi tham gia lễ hội, quý du khách cần phải ăn mặc lịch sự, tránh những trường hợp ăn mặc phản cảm (quần áo hở hang hay váy ngắn).
- Trước khi đi lễ đền thì phải xem thử lễ vật cần phải chuẩn bị khi đi lễ đền phủ đó là gì. Đôi khi đến nơi, vì quá gấp gáp, trễ thời gian lại bị người bán lễ vật nơi đây bán lễ vật với giá cao.
- Văn khấn đền phủ và lễ vật dâng hương phải đầy đủ để bày tỏ được sự thành tâm, cầu xin để gặp nhiều may mắn,…
Đồ Cúng Việt hi vọng qua bài viết này, quý gia chủ sẽ lần lượt giải đáp được thắc mắc về lễ vật và văn khấn đền phủ một cách chi tiết nhất. Lễ hội đền phủ là một trong những nét đẹp văn hóa tinh thần cần được giữ gìn và phát huy.
Xem thêm: Văn Khấn Cô Chín Đền Sòng Chuẩn Tâm Linh Xin Lộc Đầu Năm