Lễ hội Cô Chín Đền Sòng là một trong những lễ hội lớn diễn ra ở Thanh Hóa, thu hút được sự quan tâm của du khách tứ phương hàng năm. Đây không chỉ là nơi du lịch đầu xuân mà còn là chốn linh thiêng để du khách xin lộc và cầu nguyện điều may mắn đến với mình. Ở bài viết này, Đồ Cúng Việt sẽ hướng dẫn du khách chuẩn bị đầy đủ lễ vật và văn khấn Cô Chín Đền Sòng theo đúng truyền thống địa phương. Hãy cùng Đồ Cúng Việt đọc và tham khảo nhé!
CHỌN MỤC BẠN MUỐN ĐỌC
Cô Chín Đền Sòng là ai?
Đầu tiên, để hiểu được ý nghĩa của lễ hội này, quý du khách phải biết được Cô Chín Đền Sòng là ai.
Theo truyền thuyết kể lại rằng, Cô Chín thực chất là một vị trong Tứ Phủ Thánh Cô. Cô Chín nổi tiếng tài phép, xinh đẹp và tài giỏi. Cô còn có các tên gọi khác như: Cô Chín Giếng, Cô Chín Sòng Sơn, Cô Chín Thượng Ngàn, cô Chín Âm Dương.
Các tên gọi này gắn liền với vị trí mỗi nơi mà cô giáng ngự, người dân địa phương dựa vào điều này để đặt tên theo nơi đó.
Ví dụ: Cô giáng ngự ở Sòng Sơn nên đặt tên là Cô Chín Sòng Sơn.
Cô Chín thường mặc áo màu hồng phớt đào phai khi ngự đồng. Cô Chín Đền Sòng biến hóa linh hoạt, lúc thì múa cờ tiến vua, khi thì thêu hoa dệt lụa,… Khi đảo cầu, người ra thường sẽ cắm những lễ vật gồm nón đỏ, hài hòa, vòng hồng để dâng lên cô.
Thật sự mà nói, các sự tích về Cô Chín Đền Sòng còn có nhiều bí ẩn mà chúng ta không lý giải được.
Đền Cô Chín Đền Sòng ở đâu?
Đền Chín Giếng (còn gọi là Đền Cô Chín) nằm ở phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa (cách đền Sòng Sơn 1 km về phía Đông). Đây là nơi thờ Cửu Thiên Huyền Nữ – con gái thứ chín của Ngọc Hoàng Thượng đế.
Nhiều du khách nhầm tưởng rằng: Đền Sòng Sơn, Thanh Hóa là nơi thờ chính của Cô Chín nhưng thực tế là không phải như vậy. Sự nhầm lẫn lớn là do danh tiếng của cô Chín Đền Sòng Sơn.
Nên đi đền Cô Chín Đền Sòng vào ngày nào?
Thông thường du khách đi lễ đền Cô Chín Đền Sòng vào dịp:
- Đầu năm mới để cầu chúc cho gia đình một năm mới tốt lành và bình an.
- Vào dịp 26 tháng 2 Âm lịch là lễ hội đền Cô Chín diễn ra.
- Ngày 9 tháng 9 Âm lịch là ngày đãi tiệc tại đền.
Qúy du khách có thể lựa chọn mốc thời gian thích hợp để đến thắp hương và cầu nguyện. Tuy nhiên, điều lưu ý ở đây chính là nếu du khách dâng lễ vào một trong ba dịp này thì sẽ rất đông dẫn đến chen lấn, không tham quan được nhiều. Do vậy, chúng ta có thể tham qua và dâng lễ vào những ngày thường cũng được, không nhất thiết là phải đến cầu nguyện vào những ngày trên.
Lễ vật dâng cúng Cô Chín Đền Sòng gồm những gì?
Đến đây sẽ có nhiều du khách thắc mắc, vậy khi đi lễ Cô Chín Đền Sòng thì cần chuẩn bị những gì? Câu trả lời cụ thể như sau:
Lễ vật dâng cúng có thể là mâm cúng chay hoặc mâm cúng mặn, tùy thuộc vào điều kiện của từng du khách. Cho đến nay vẫn không có tài liệu nào câu nệ về điều này. Lễ vật không cần quá cầu kỳ, về cơ bản, lòng thành của du khách vần là quan trọng nhất.
Tuy nhiên về cơ bản phải có:
- Hoa quả
- Thuốc lá
- Rượu cúng
- Trầu cau
- Ngoài ra, du khách cúng có thể dâng thêm những lễ vật như võng, nón hài và tiền vàng.
Văn khấn Cô Chín Đền Sòng
Nội dung bài cúng văn khấn, stt Cô Chín Đền Sòng xin lộc tương đối dài và khó nhớ, do vậy, quý gia chủ có thể in ra khổ giấy A4 để thực hiện lễ cúng một cách một cách suôn sẻ. Sau khi cúng xong, gia chủ sẽ thực hiện hóa vàng bài văn cúng với vàng mã.
Nội dung bài khấn cụ thể như sau:
Con Nam Mô A Di Đà Phật
Con Lạy 9 phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương
Con Nam Mô thường trụ thập phương Phật
Con Nam Mô thường trụ thập phương Pháp
Con Nam Mô thường trụ thập phương Tăng
Con sám hối con lạy Phật tổ như Lai
Con sám hối con lạy Phật thích ca
Con sám hối con lạy Phật bà Quán thế âm bồ tát ma ha tát
Con nam mô a di đà phật
Con sám hối Thiên phủ, nhạc phủ, thoải phủ, địa phủ, Công đồng 4 phủ vạn linh
Con lạy Ngọc Hoàng Thượng đế
Con lạy Vua Cha Bát Hải Đồng Bằng
Con lạy Quan Nam Tào, Bắc đẩu
Con Lạy Tứ vị Chúa tiên tứ vị thánh Mẫu: Mẫu cửu trùng thiên, Phủ giày Quốc Mẫu, Mẫu nghi thiên hạ, Sòng Sơn Quốc Mẫu. Sơn Lâm Đông Cuông Quốc Mẫu. Sơn Lâm Bắc Lệ Thánh Mẫu. Thuỷ Cung Thánh Mẫu.
Con lạy Tứ vị Vua Bà Cờn Môn
Con lạy Đức ông Trần triều hiển thánh hưng đạo đại vương.Đức ông đệ tam Cửa suốt. Nhị vị vương Cô. Cô bé Cửa suốt. Cậu bé Cửa Đông.
Con lạy Tam vị chúa mường
Chúa mường đệ nhất tây thiên
Chúa mường đệ nhị Nghuyệt Hồ
Chúa mường đệ tam Lâm Thao
Chúa Năm Phương bản cảnh
Con lạy Ngũ vị Tôn Ông Hội Đồng Quan Lớn
Quan lớn đệ nhất
Quan lớn đệ nhị giám sát
Quan lớn đệ tam Lảnh giang
Quan lớn đệ tứ khâm sai
Quan lớn đệ ngũ tuần tranh
Con lạy Tứ Phủ Chầu Bà
Chầu bà đệ nhất, Chầu bà đệ nhị Đông Cuông
Chầu đệ tam thoải phủ, Chầu Thác Bờ
Chầu đệ tứ khâm sai quyền cai bốn phủ
Chầu Năm Suối Lân, Chầu Sáu Lục Cung Nương
Chầu Bảy Kim Giao, Chầu Tám Bát nàn Đông Nhung
Chầu Cửu Đền Sòng, Chầu Mười Đồng Mỏ Chi Lăng
Chầu Bé Công Đồng Bắc Lệ.
Con lạy Tứ Phủ Ông Hoàng
Ông Hoàng Cả, Ông Đôi Triệu Tường, Ông Hoàng Bơ
Ông Hoàng Bảy Bảo Hà, Ông Tám Bắc Quốc Suối Mỡ
Ông Chín Cờn Môn, Ông Mười Nghệ An
Con Lạy Tứ phủ Thánh Cô 9 Sòng Sơn
Con lạy quan thủ gia chầu bà thủ bản đền. Quan đứng đầu đồng, chầu cai bản mệnh. Hội đồng các quan, hội đồng các giá trên ngàn dưới thoải. 12 cửa rừng 12 cửa bể,
Con Lạy Chúa sơn lâm sơn trang. Ông Thanh xà bạch xà cùng các cô tiên nàng chấp lễ chấp bái. Con lạy táo quân quan thổ thần. Bà Chúa đất, bà chúa bản cảnh cai quản bản đền hoãn tĩnh linh đền.
Hôm nay là ngày: ……… tháng ……….năm …………
Tín Chủ ……………..Tuổi ………….
Ngụ Tại ………………………………
Con xin: ………………………………….
Nguồn: Sách văn khấn cổ truyền Việt Nam
Đồ Cúng Việt hi vọng qua bài viết này, quý gia chủ sẽ lần lượt giải đáp được những thắc mắc về văn khấn Cô Chín Đền Sòng đầy đủ nhất. Qúy du khách không cần phải quá câu nệ về lễ vật dâng cúng, đơn giản cũng được, cầu kì cũng được nhưng cơ bản nhất vẫn là sự thành tâm cầu nguyện.