Khi gia chủ muốn chuyển bàn thờ Thổ Công từ vị trí này qua vị trí khác thì chúng ta cũng cần phải chuẩn bị và thực hiện lễ cúng một cách chỉnh chu nhất để bày tỏ lòng thành. Theo quan niệm của ông bà ta, bàn thờ Thổ Công là vật phẩm có ý nghĩa quan trọng trong tín ngưỡng thờ cúng tâm linh. Vậy văn khấn chuyển bàn thờ Thổ Công đầy đủ, đúng chuẩn phong tục là gì? Cần lưu ý những gì trong lễ cúng? Hãy cùng đọc và tham khảo quả bài viết dưới đây của Đồ Cúng Việt!
Đồ Cúng Việt chuyên mâm cúng trọn gói theo yêu cầu của quý khách hàng, tận tâm và mang đến chất lượng dịch vụ tốt nhất.
CHỌN MỤC BẠN MUỐN ĐỌC
Khi nào nên chuyển bàn thờ Thổ Công?
Bàn thờ Thổ Công hay còn gọi là bàn thờ Thổ Địa, Thổ Thần là người cai quản, quản lý đất đai tại các vùng. Do vậy, gia chủ cần phải lưu ý là tuyệt đối không được chuyển bàn thờ Thổ Công một cách tùy tiện.
Thông thường gia chủ chỉ nên di chuyển bàn thờ khi:
- Trường hợp 1: Chúng ta xây nhà mới trên nền đất cũ của nhà mình thì bàn thờ Thổ Công sẽ được chuyển đến vị trí mới trong nhà.
- Trường hợp thứ 2: Gia chủ di chuyển bàn thờ đến vị trí mới trong nhà.
- Trường hợp 3: Khi chúng ta mua nhà mới, muốn chuyển bàn thờ Ông Địa từ nhà cũ sang nhà mới.
Dù là di chuyển bàn thờ trong trường hợp nào đi nữa thì gia chủ cũng cần phải tiến hành theo nhưng quy tắc nhất định và phải được chính gia chủ chủ trì, tránh phạm phải những điều kiêng kỵ đến chư vị tiên linh ông bà.
Lễ vật trong mâm cúng chuyển bàn thờ Thổ Công gồm những gì?
Tùy theo vùng miền và tín ngưỡng thờ cúng của mỗi gia đình, lễ vật trong mâm cúng chuyển bàn thờ Ông Địa cũng có ít nhiều sự khác biệt về lễ vật cúng. Điều quan trọng hơn cả đó chính là lòng thành và sự thành tâm của quý gia chủ. Tuy nhiên về cơ bản. mâm cúng chuyển bàn thờ Thổ Công vẫn phải có:
- 5 Bộ tiền vàng cho Thổ Công
- 1 Bộ quần áo cho Thổ Công
- 1 Đĩa gạo và muối.
- 5 Qủa trứng gà ta.
- 9 Bông hoa hồng tươi.
- 5 Qủa táo hoặc lê
- 3 Lá trầu
- 3 Chén nước trắng.
- 1 Chai rượu trắng
- 1 Đĩa xôi trắng
- 1 Chân giò chín.
- 1 Con gà trống luộc
Xem thêm: [Đầy Đủ & Chi Tiết] Văn Khấn Thổ Công Và Gia Tiên Hàng Tháng
Văn khấn chuyển bàn thờ Thổ Công
Sau đây, Đồ Cúng Việt xin gửi đến quý gia chủ nội dung bài cúng chuyển bàn thờ Thổ Công một cách chi tiết và đầy đủ nhất. Nội dung bài cúng tương đối dài và khó nhớ. Do vậy để lễ cúng được diễn ra trọn vẹn và suôn sẻ thì quý gia chủ nên in ra khổ giấy A4.
Nội dung cụ thể như sau:
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Phật
Hôm nay là ngày: /tháng/năm /20…
Tín chủ con là:……………….tuổi………………….
Hiện đang trú tại:…………………………………….
Kính cáo chư vị Tôn – thần, nay vì cơ quan có thay đổi vị trí mặt bằng cho các phòng ban, chúng con xin làm lễ Thiên Linh vị Tài thần Thổ địa, để đặt bàn thờ Thổ Địa Tài Thần vào nơi mới.
Hôm nay nhân cát nhật lương thần, con xin làm lễ ” Thiên di linh vị Thần đài”, Chuyển ban thờ Thổ địa mạch long thần từ vị trí ………sang (địa chỉ, phong ban..v..v..)
Con kính xin chư vị Tôn thần bản gia, bản địa chấp lễ chấp cầu cho được phép di chuyển ban thờ sang nơi mới.
Tín chủ :…………….con xin rập đầu kính bái.
Hôm nay là ngày…………..tháng năm……….
Tín chủ con là:……………, xin tâm thành tiến lễ bái Thánh thần lai lâm trước linh đài, thụ hưởng lễ vật và chứng giám lòng thành của chúng con. Cho phép chúng di chuyển ban thờ của chư vị Tôn thần bản gia. Chúng con thiết nghĩ, xưa nay âm có thuận dương mới hòa.
Chúng con xin phép các vị Tôn thần chuyển ban thờ đắc đáo linh địa, cư trung chính gia trung, tăng thêm mãnh lực. Từ nay trở đi, tuần rằm mồng một, lễ tết, chúng con xin tôn nhang, sửa lễ dâng cúng chư vị Tôn thần để tạ ơn và xin cầu Phúc Lộc.
Kính xin chư vị phù độ cho toàn gia chủ chúng con được nhân khang vật thịnh, khỏe mạnh, bình an, mọi sự vạn cầu sở nguyện, vạn ước khả thành, mọi công việc làm ăn hanh thông thuận toại, tài lộc dồi dào tốt tươi, bát tiết tứ thời hưởng vinh hoa phú quý.
Tín chủ: ……………………. cùng toàn gia chúng con xin dập đầu bái tạ!
Sau khi đã chuyển sang vị trí mới rồi, bạn hãy khấn bài dưới đây:
Tín chủ con:………đã chuyển ban thờ tới nơi………từ ngày……….tháng/ năm. Kính cáo chư vị Thổ công – Thổ địa – Tài thần, Thượng trung hạ đẳng thần an tọa vào bát hương trên bàn thờ ở đây, phù hộ độ trì cho con sức khỏe, khang ninh, bách sự toại tâm, vạn sự như ý.
Cần lưu ý gì khi cúng chuyển bàn thờ Thổ Công?
“Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, do vậy, đã liên quan đến truyền thống tín ngưỡng tâm linh thì gia chủ nên đọc và tìm hiểu chi tiết để tránh phạm phải những điều không hay.
Khi chuyển bàn thờ Thổ Công hay bất cứ bàn thờ nào cũng vậy, quý gia chủ cần phải lưu ý các điều sau:
- Lễ cúng phải do gia chủ – người đàn ông trụ cột chính trong gia đình thực hiện. Nếu nhà hiu quạnh không có nam nhân thì người phụ nữ sẽ đứng ra làm lễ.
- Vị trí mới để đặt bàn thờ là nơi sạch sẽ, thoáng mát và đặt ở nơi trang trọng của ngôi nhà.
- Chọn ngày giờ chuyển bàn thờ sao cho hợp tuổi, hợp mạng với gia chủ.
- Việc lau chùi và tỉa chân nhang phải thực hiện nhẹ nhàng, tránh gây nên đổ vỡ.
- Gia chủ khi thực hiện lễ cúng phải ăn mặc gọn gàng, thể hiện được sự tôn trọng và lòng thành của gia chủ với các vị thần.
Đồ Cúng Việt hi vọng qua bài viết này, quý gia chủ sẽ lần lượt giải đáp được những thắc mắc về lễ vật và văn khấn chuyển bàn thờ Thổ Công. Tín ngưỡng thờ cúng là việc quan trọng, do vậy quý gia chủ nên tìm hiểu kĩ để lễ cúng diễn ra được trọn vẹn và đầy đủ ý nghĩa.
Xem thêm: [Lễ Cúng Phá Dỡ Nhà Cũ]: Lễ vật, cách cúng & văn khấn CHUẨN nhất