Chúng ta vẫn thường nghe qua về tuổi Mụ nhưng không hiểu tuổi Mụ là gì? Cách tính tuổi Mụ như thế nào là đúng? Nguồn gốc của tuổi Mụ từ đâu? Hãy cùng Đồ Cúng Việt tìm hiểu các thông tin trên qua bài viết dưới đây nhé.
CHỌN MỤC BẠN MUỐN ĐỌC
Tuổi Mụ là gì? Cách tính tuổi Mụ như thế nào?
Tuổi mụ là một trong hai loại tuổi truyền thống của người Trung Quốc. Tuổi này được tính trên cơ sở đơn vị là năm và khác với tuổi thực. Tuổi Mụ theo tiếng Hán là Hư tuế, “hư” là ảo, không có thật.
Vào thời điểm chào đời, đứa trẻ đó đã có 1 tuổi vào năm đó. Sau đó mỗi một năm trôi qua đứa trẻ đó sẽ tăng thêm một tuổi nữa.
Hiện nay người ta tính tuổi dựa trên tuổi thực nhưng thời xưa thì tuổi Mụ là cách tính tuổi duy nhất. Nếu nói đến tuổi tác của họ thì chắc chắn đó là tuổi Mụ chứ không phân vân giữa hai loại tuổi Mụ và tuổi thực như hiện nay.
Bên cạnh tính tuổi Mụ thì đứa trẻ mới sinh ra sẽ được tính tuổi dựa theo ngày như 10 ngày tuổi, 1 tháng tuổi,… nhưng qua 100 ngày thì sẽ tính tuổi theo đơn vị là năm.
Cách tính tuổi này dễ gây sai số so với cách tính tuổi hiện tại. Ví dụ: 1 đứa bé sinh vào 13/10/1995 thì đến giao thừa năm 1995 sẽ được tính là 2 tuổi theo tuổi Mụ nhưng nếu tính theo tuổi thực thì chưa được 1 tuổi, phải đến 13/10/1996 mới tròn 1 tuổi. Dẫn đến sai số 2 tuổi cho 2 cách tính tuổi.
Xem thêm: Lễ cúng căn cho bé trai 6 tuổi chi tiết
Vì sao có tuổi Mụ ?
Cách tính tuổi Mụ này có liên quan mật thiết đến cách tính thiên văn của người Trung Quốc xưa.
Khái niệm ngày được hiểu là sau một chu trình sáng tối của mặt trời. 1 tháng là chu trình tuần hoàn của mặt trăng. 1 năm là chu trình đông qua rồi đến mùa xuân.
Một ngày của hiện nay được chia thành 24 giờ nhưng thời xưa thì chia thành 12 canh và dùng 12 địa chi là: tý, sửu, dần, mão, thìn, tỵ, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi để tính.
Người xưa chỉ quan tâm đến giờ sinh mà không chú trọng vào ngày sinh, dẫn đến họ không nhớ ngày sinh nhật cũng như cách tính tuổi như hiện nay.
Yếu tố sinh thần – tức là cầm tinh con giáp được người xưa rất coi trọng, họ dùng 12 động giáp tương ứng với 12 địa chi. Do vậy người xưa thường nhớ con giáp họ sinh ra hơn là nhớ năm sinh.
Xem thêm: Bài cúng văn khấn nhập trạch về nhà mới CHUẨN
Nhược điểm của tuổi Mụ
Cách tính năm theo kiểu này dễ dẫn đến sai số khi tính như 1 năm chỉ tương ứng với 1 con giáp mà không tính đến yếu tố ngày tháng khác.
Hai là nếu một người sinh vào cuối năm sẽ chung con giáp và chung tuổi với người đầu năm.
Nhiều người cho rằng người Trung Quốc cổ đại không có tính khoa học và chi tiết nên mọi thứ chỉ dựa trên yếu tố tương đối. Thêm nữa là tâm lý muốn có lợi nên khi tính tuổi Mụ sẽ cảm giác sống thọ hơn là tuổi thực. Có quan điểm lại cho rằng người xưa tính tuổi từ thời điểm mang thai nên tuổi Mụ lớn hơn tuổi thực là vậy.
Tuy nhiên những điều trên chỉ là suy đoán của giới học giả ngày nay chứ không hề có chi chép cụ thể trong sách sử.
Hi vọng những thông tin vừa rồi đã giải đáp thắc mắc của độc giả về nguồn gốc và cách tính tuổi Mụ rồi. Đồ Cúng Việt cung cấp rất nhiều mâm cúng và hi vọng có cơ hội phục vụ quý độc giả.
Xem thêm: Tổ chức lễ cúng căn 3 tuổi cho bé trai, gái trọn vẹn