Trấn trạch là một nghi lễ cổ truyền khi gia chủ hoàn thành và chuyển về sinh sống trong ngôi nhà mới. Lễ trấn trạch có gì khác với lễ nhập trạch, lễ cúng gồm những gì? Cách thực hiện như thế nào? Để hiểu rõ hơn về lễ trấn trạch nhà mới mọi người hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Đồ Cúng Việt nào.
CHỌN MỤC BẠN MUỐN ĐỌC
Trấn trạch là gì?
Trấn trạch có nghĩa là trấn giữ ngôi nhà nếu dịch theo từ Hán Việt (“trấn” là giữ, “trạch” là nhà cửa). Gia chủ thực hiện nghi lễ trấn trạch với mục đích làm cho ngôi nhà vững trãi, tránh các tác động xấu bên ngoài, đồng thời tạo nên sự thịnh vượng và hưng khí để gia chủ làm ăn ngày càng thuận lợi, phát đạt.
Khi nào cần trấn trạch nhà?
Trấn trạch không phải là nghi lễ phổ biến như nghi lễ nhập trạch và người ta thường thực hiện nghi lễ trấn trạch cho ngôi nhà khi gặp phải một trong những trường hợp sau đây:
Khi xây nhà mới
Trước khi xây nhà thì gia chủ sẽ xem xét kỹ lưỡng về phong thủy tuy nhiên vẫn có một số trường hợp sau khi xây nhà xong vẫn còn những vấn đề phát sinh ảnh hưởng xấu đến gia chủ và các thành viên trong ngôi nhà. Khi đó người ta sẽ thực hiện lễ trấn trạch để làm hưng thịnh vượng khí cho ngôi nhà, đem đến bình an và sức khỏe trong ngôi nhà mới.
Long mạch bị tổn thương
Long mạch chính là nơi khí hội tụ của mảnh đất, nếu long mạch vượng thì ngôi nhà và các thành viên sẽ thịnh vượng theo. Ngược lại long mạch bị đứt hoặc bị tổn thương thì ảnh hưởng rất xấu đến ngôi nhà và các thành viên trong gia đình, dẫn đến cự cãi, sa sút. Thế nên khi phát hiện long mạch bị tổn thương gia chủ sẽ thực hiện trấn trạch và hàn lại long mạch.
Xung quanh nhà có âm khí
Nếu không may sở hữu ngôi nhà ở gần những nơi âm khí nặng, nhiều oan hồn như nghĩa địa, chiến trường ngày xưa, nơi xảy ra tai nạn chết người,… thì gia chủ sẽ làm lễ trấn trạch. Nhờ đó sẽ tránh được sự xâm nhập của âm khí, oan hồn tràn vào ngôi nhà gây nên rắc rối, phá hoại gia chủ.
Nền nhà có nhiều hàn khí
Việc xây nhà trên mảnh đất có hàn khí, năng lượng thấp là điều không tốt nên gia chủ phải thực hiện lễ trấn trạch. Bởi hàn khí và năng lượng thấp sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe những người trong gia đình như: đau ốm, mệt mỏi, xui xẻo,…
Các biện pháp trấn trạch hữu hiệu
Có rất nhiều cách để thực hiện nghi lễ trấn trạch, mỗi cách sẽ có ưu và nhược điểm khác nhau, thế nên gia chủ nên chọn cho mình cách thức hợp lý nhất để bảo vệ ngôi nhà, đất đai của mình.
Dùng linh vật hoặc vật phẩm phong thủy
Đây chính là biện pháp đầu tiên được nhiều người nghĩ đến khi muốn trấn trạch ngôi nhà của mình. Đây là cách làm phổ biến và mang lại hiệu quả bởi trong phong thủy linh vật là thứ trấn áp năng lượng xấu rất tốt.
Rồng: là linh vật đứng đầu trong tứ linh với sức mạnh áp đảo trước những nguồn năng lượng xấu nhằm bảo vệ sự an toàn cho gia chủ.
Sư tử, chó đá: Đây chính là 2 loài vật canh cửa tốt nhất và rất thông dụng với người Việt. Với khả năng xua đuổi tà khí và vong hồn quấy phá.
Rùa đầu rồng: Hay còn được gọi với cái tên khác là long quy, với khả năng xua trừ âm khí và mang đến trí tuệ, sức khỏe cho các thành viên trong nhà.
Tỳ hưu: Đây là linh thú tượng trưng cho sự giàu sang và sung túc. Người ta dùng tỳ hưu để trấn áp âm khí và tăng vượng khí cho ngôi nhà, giúp chủ nhân sáng suốt, được nhiều tài lộc.
Gương bát quái: Đây là vật dụng được các đạo sỹ thu phục các yêu ma lộng hành. Thế nên đây chính là vật phẩm xua đuổi tà khí và bảo vệ cho ngôi nhà rất hiệu quả.
Hồ lô: Chính là vật dụng dùng để bảo vệ các thành viên trong gia đình khỏi bệnh tật và mang lại sinh khí cho ngôi nhà. Người ta thường hay bỏ các viên tiên đan vào bên trong hồ lô để khả năng trấn áp của chúng hiệu quả mạnh hơn.
8 vật phú quý: 8 loại vật phú quý này rất thích hợp cho việc trấn trạch cho ngôi nhà nhằm mang lại tiền tài và vượng khí cho gia chủ. Để đạt hiệu quả trong việc bảo vệ ngôi nhà thì phải tìm đủ 8 loại vật phẩm sau: Liên hoa, bảo bình, song ngư, như ý kết, bảo tản, pháp la, bạch cát, pháp luân.
Dùng bùa trấn trạch
Đây là cách thức đem lại hiệu quả cao nhất khi sử dụng bùa chú từ các pháp sư có tiếng. Tuy nhiên bùa chú phải được làm từ ban đêm và pháp sư cần phải tịnh khẩu, tịnh đàn, tịnh thân mới làm ra được tấm bùa trấn trạch linh nghiêm. Sau khi làm bùa xong phải được pháp sư bái lạy và cầu xin các vị thần vào ẩn thân trong lá bùa, phù trấn trạch, bảo vệ ngôi nhà của gia chủ.
Lễ trấn trạch nhà mới gồm những gì?
Mâm lễ vật cúng trấn trạch
Tùy vào điều kiện mỗi nhà mà mâm cúng sẽ thịnh soạn hay đơn giản khác nhau. Gia chủ có thể làm mâm cúng chay hoặc nếu làm mâm cúng mặn thì lễ vật phải mua hết ở ngoài và không được sát sinh trong ngày lễ trấn trạch. Chuẩn bị 1 lọ hoa và cắm 5 – 7 – 9 cành hoa trên đó.
Linh vật hoặc bùa chú trấn trạch
Gia chủ có thể chọn 1 trong 2 cách trên để trấn trạch cho ngôi nhà của mình. Trước khi chọn cho mình cách nào thì nên tham khảo sự trợ giúp từ các thầy phong thủy để mang lại hiệu quả cao nhất.
Xem thêm: Văn khấn, lễ vật cúng nhà mới thuê đầy đủ
Văn khấn trấn trạch nhà mới
Đây là phần quan trọng trong lễ cúng trấn trạch nhà mới, gia chủ sau khi chuẩn bị đầy đủ lễ vật thì nhờ thầy pháp đọc bài khấn hoặc tự mình đọc với tư thế nghiêm chỉnh, thành tâm. Nôi dung bài văn khấn như sau:
“Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
– Con lạy chín phương Trời, con lạy mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Ngài đương niên Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần
– Con kính lạy Ngài Thành Hoàng Bản Thổ chư vị đại vương
– Con kính lạy đức Hoàng Thiên Hậu Thổ, chư vị Tôn Thần.
– Con kính lạy ngài Bản gia Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần
– Con kính lạy nhị thập tứ khí thần quan, 24 long mạch thần quan, 24 địa mạch quan cùng nhị thập bát tinh tú thần quang.
– Con kính lạy Thanh Long Bạch Hổ, Thổ Trạch, Thổ Khảm, Thủy Bá, Thổ Hầu, Thổ Tú, Thổ Tôn, Thần Quan.
Con kính lạy gia Tiên tiền tổ nội ngoại họ ……..gia, cùng phần âm khuất mày khuất mặt hiện tiền nơi đây.
Tên con là:…………………………………………………………..Sinh năm: …………………….
Cùng các các thành viên gia đình: (Họ tên……………………. Năm sinh………………….)
Hôm nay, ngày…… Tháng ….. năm….. (Âm lịch) Tại địa chỉ:…………………………..
Nhân ngày lành tháng tốt chúng con nhất tâm xin phép lễ Trấn trạch trên đất này để xây vách dựng nhà. Kính cẩn sắm biện hương hoa đăng trà quả thực lòng thành tấu lên các chư vị Tiên gia, Tôn Thần cùng Gia tiên họ…….
Chúng con kính mời ngài Kim Niên Đương Cai Quản Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần, Bản Cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương, ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo phủ Thần Quân, ngài Bản Gia Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần. Các ngài Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức chính thần, các chư vị Tôn Thần cai quản trong xứ này. Cúi xin các ngài nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật. Chúng con nhờ có duyên lành mà đến an cư lạc nghiệp ở xứ này, hôm nay con xin phép các Ngài chứng giám lòng thành cho phép chúng con được phép trấn trạch linh vật để trạch đất được an định. Xin các Ngài che chở, hộ mệnh hộ trạch để thợ thuyền thi công thuận may an toàn, căn nhà xây xong thì sinh khí tràn đầy, người tươi cảnh ấm, cho gia đình chúng con sau này cư ngụ nơi đây phong thủy yên lành, sức khỏe dồi dào, tài lộc vượng tiến.
Chúng con kính mời các các cụ Hội đồng Gia tiên nội ngoại họ………………. nghe lời khẩn cầu của con cháu hiển linh, chứng giám tâm thành, thụ hưởng tiếp dẫn lễ vật phù hộ cho con cháu công việc được thuận may mọi nhẽ.
Tín chủ con lại kính mời vong linh Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia chung chúng con được vạn sự tốt lành, tâm cầu sở đắc, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con nguyện năng tu phước thiện, tránh dữ làm lành, giúp đỡ người hoạn nạn khó khăn.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Toàn thể gia đình chúng con thành kính cảm tạ!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!”
Như vậy là Đồ Cúng Việt đã giải đáp chi tiết thông tin cho quý độc giả về lễ cúng trấn trạch và những câu hỏi xoay quanh lễ cúng trên. Ngoài ra chúng tôi cung cấp rất nhiều mâm cúng khác nhau như mâm cúng nhập trạch, nếu quý khách có nhu cầu hãy gọi ngay vào Hotline: 1900 3010 để được tư vấn miễn phí nhé.
Xem thêm: Hướng dẫn lễ nhập trạch nhà chung cư chi tiết.