Tỉa chân nhang trước hay sau cúng ông táo mới đúng?

Tỉa chân nhang trước hay sau khi cũng ông Táo ?

Tỉa chân nhang trước hay sau khi cúng ông táo ? được rất nhiều người quan tâm vào dịp lễ cúng 23 tháng Chạp. Về yếu tố tâm linh, chúng ta luôn muốn làm được điều tốt nhất để đem lại ý nghĩa tốt nhất, cầu mong sự sung túc, bình an và nhiều tài lộc.

Vào dịp tết đến xuân về, việc vệ sinh và dọn dẹp tỉa chân nhang cho bàn thờ ông táo là phong tục có từ thời xưa. Tuy nhiên có rất nhiều sự phân vân ở đây: nên tỉa chân nhang trước hay sau khi đưa Ông Táo về trời ?. Câu trả lời sẽ được giải đáp như sau.

Tỉa chân nhang trước hay sau khi cũng ông Táo ?
Tỉa chân nhang trước hay sau khi cũng ông Táo ?

Tỉa chân nhang là gì?

Theo truyền thống ông bà để lại, tỉa chân nhang hay còn gọi là tỉa chân hương. Nó là nghi thức không thể thiếu trong phong tục thờ cúng gia sư tiên cũng như các vị thần.

Thông thường, tỉa chân hương đa phần được các gia chủ thực hiện vào thời điểm cuối năm, gắn liền với lễ cúng Ông Công Ông Táo ngày 23 tháng Chạp, trong một loạt các nghi thức chuẩn bị cho năm mới.

Tỉa chân hương không chỉ giúp ban thờ thêm gọn gàng, sạch đẹp, tạo sự thuận tiện với việc thờ cúng; mà còn mang ý nghĩa tâm linh sâu xa, không thể thiếu, thể hiện tâm niệm mà người sống mong gửi gắm tới Chư vị Thần linh và tiên tổ.

Tỉa chân nhang trước hay sau khi cúng Ông táo?

Như quý gia chủ đã biết cúng Ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch. Đây là lễ cúng đưa Thần Bếp về chầu trời, khai báo tình hình gia chủ dưới trần gian.

Bát hương là một vật “bất khả xâm phạm”, nếu bị động sẽ ảnh hưởng lớn đến công việc cũng như cuộc sống của cả gia đình. Chính vì vậy, người ta thường ít khi nào động vào bát hương khi không có việc gì. Nên thay vì bê cả bát hương xuống để dọn dẹp, người Việt thường chỉ rút, tỉa chân nhang (chân hương) và lau dọn 4 phía bên ngoài bát hương.

Thời điểm thích hợp nhất để tiến hành dọn dẹp bàn thờ, rút tỉa chân hương là ngày 23 tháng Chạp, tức ngày ông Công ông Táo lên chầu trời. Tuy nhiên, rút, tỉa chân hương trước hay sau khi cúng ông Táo mới là chuẩn thì không phải ai cũng biết.

Nhiều chuyên gia chia sẻ chúng ta nên rút tỉa chân nhang SAU khi cúng Ông Táo. Điều này được giải thích đơn giản là gia chủ nên tranh thủ dọn dẹp bàn thờ, lư hương sạch sẽ trước khi Thần Bếp về.

Phong thủy bàn thờ gia tiên
Phong thủy bàn thờ gia tiên

Dọn bàn thờ trước hay sau khi cúng ông táo?

Theo quan niệm, trong 07 ngày Táo quân lên chầu trời, mọi người thường tiến hành sái tịnh, bao sái bàn thờ để không kính phạm đến các vị thần linh. Khi đó nơi tọa của các vị thần sẽ bị trống, không ảnh hưởng hay động chạm đến những điềm lành của gia đình.

Tuy nhiên, theo một số chuyên gia phong thủy, trên thực tế, bàn thờ là nơi linh thiêng, tập trung nhiều năng lượng tốt và phúc đức cho gia đình. Do đó, việc lau dọn có thể tiến hành bất cứ thời điểm nào, không nhất thiết phải đúng ngày 23 tháng Chạp.

Dọn bàn thờ trước hay sau khi cúng ông táo?
Dọn bàn thờ trước hay sau khi cúng ông táo?

Xem thêm: Nguồn gốc, ý nghĩa và cách thả cá chép đưa ông Táo

Chia sẻ cách tỉa chân nhang ngày cúng Ông Công Ông Táo

Khi đã trả lời được thắc mắc tỉa chân nhang trước hay sau cúng Ông Táo, Đồ Cúng Việt xin chia sẻ cách tỉa chân nhang bàn thờ đúng chuẩn tâm linh như sau:

  • Khi tỉa chân nhang, một tay gia chủ phải giữ bát hương, một tay rút nhẹ nhàng từng chân nhang ra khỏi bát hương. Tuy nhiên nếu gia chủ là nam thì để lại 7-17-27 chân nhang. Nếu gia chủ là nữ thì để lại 9-19-29 chân nhang.
  • Sau đó, hãy lau chùi bát hương cùng bàn thờ thật sạch sẽ bằng nước thơm nhẹ nhàng.
  • Hoàn thành xong, quý gia chủ nên thắm hương cho mỗi lư hương. Nếu gia chủ có điều kiện thì có thể dâng ít lễ vật để tỏ lòng thành đến chư vị tiên linh và ông bà.
Cách tỉa chân nhang chuẩn nhất
Cách tỉa chân nhang chuẩn nhất

Cần lưu ý gì khi tỉa chân nhang trước hay sau khi cúng Ông Táo?

Bàn thờ và đồ thờ cúng điều mang ý nghĩa tâm linh, do vậy khi tỉa chân nhang cần lưu ý một số điều cơ bản sau:

  • Dùng khăn sạch để lau ban thờ, bát hương và các đồ thờ cúng khác.
  • Không để bát hương, đồ thờ cúng gần nơi ô uế, mất vệ sinh.
  • Tránh để bát hương, đồ thờ cúng va chạm hoặc nứt vỡ bởi đây là điều tối kị.
  • Số chân hương đã tỉa bạn đem đốt trong lò hóa vàng, tro đem đổ xuống sông, hoặc vùi vào gốc cây (nên chọn cây to khỏe hãy vùi, bởi các cây non rất dễ bị chết), không nên đổ tro lung tung vì người xưa quan niệm như thế sẽ bị “tán tài”.
Cần lưu ý gì khi tỉa chân nhang bàn thờ
Cần lưu ý gì khi tỉa chân nhang bàn thờ

Đồ Cúng Việt hi vọng qua bài viết này, quý gia chủ sẽ lần lượt giải đáp được những thắc mắc về tỉa chân nhang trước hay sau khi cúng ông táo.

Nếu quý gia chủ đang loay hoay và không có thời gian chuẩn bị mâm cúng Ông Táo, có thể liên hệ cho Đồ Cúng Việt theo số Hotline: 1900.3010 để được tư vấn. Đồ Cúng Việt chuyên dịch vụ mâm cúng trọn gói với giá ưu đãi và tận tâm đồng hành cùng quý khách hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *