Thất Tịch là ngày gì? “Giải mã lời đồn” ăn chè đậu đỏ ngày Thất Tịch

Ngày Thất Tịch là gì?

Thất Tịch là ngày gì? Vì sao các bạn sẽ lại có “lời đồn” ăn chè đậu đỏ ngày Thất Tịch?… Có lẽ đây chính là những thắc mắc của phần lớn của các bạn trẻ khi đọc được bài viết này của Đồ Cúng Việt đúng không nào. Có thể nói rằng, ngày lễ Thất Tịch đã tồn tại rất lâu đời. Tuy nhiên không phải bạn nào cũng biết nguồn gốc, tín ngưỡng và điều kiêng kỵ trong ngày này.

Đồ Cúng Việt sẽ lần lượt giải đáp một cách chi tiết nhất, hãy cùng đọc và tham khảo nhé!

Ngày Thất Tịch là gì?
Ngày Thất Tịch là gì?

Thất tịch 2023 vào ngày nào?

Ngày Ngưu Lang Chức Nữ 2023 sẽ được tổ chức vào ngày 7 tháng 7 âm lịch. Rơi vào ngày 4 tháng 8 năm 2023 (dương lịch).

Nguồn gốc của ngày lễ Thất Tịch

Ngày lễ Thất Tịch có nguồn gốc từ Trung Quốc, du nhập vào nước ta từ rất lâu đời. Các nước phương Đông gọi đây là ngày lễ tình yêu, còn người phương Tây gọi là ngày Valentine Đông Á. Lễ Thất Tịch thường được tổ chức vào ngày 7 tháng 7 Âm lịch hằng năm.

Theo tương truyền ông bà ta để lại, ngày Thất Tịch được dựa trên câu truyện cổ tích từ Trung Quốc mang tên Ngưu Lang Chức Nữ. Nội dung câu chuyện cụ thể như sau:

Ngưu Lang là một anh chàng chăn trâu tuy nghèo nhưng rất chăm chỉ, tốt tính đã dành được tình cảm của nàng tiên dệt vải Chức Nữ. Chức Út là con gái út của Vương Mẫu Nương Nương, chuyên dệt các đám mây ngũ sắc trên bầu trời.

Kết quả của mối tình đẹp đó là hai người đã kết duyên vợ chồng và có được 2 đứa con (một trai, một gái).

Một ngày kia, nàng Chức Nữ phải trở về thiên đình theo lệnh của Ngọc Đế. Chàng Ngưu Lang đau khổ đuổi theo, nhưng bị chặn lại bởi con sông Thiên Hà, ranh giới giữa hai cõi phàm tiên, rồi chàng chờ đợi ở đó, mãi không chịu rời đi.

Từ đó về sau, bên cạnh sông Thiên Hà có thêm một vì sao, người dân gọi đó là sao Ngưu Lang. Cũng chính vì Vương Mẫu cảm thương tấm chân tình của Ngưu Lang dành cho Chức Nữ nên đã đồng ý cho họ mỗi năm vào ngày Thất tịch (7/7 âm lịch) được gặp nhau một lần.

Ý nghĩa của lễ Thất Tịch

Ngày lễ Thất Tịch được du nhập vào hầu hết các nước ở Đông Nam Á, bao gồm: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,… Mỗi quốc gia sẽ có định nghĩa khác nhau về ý nghĩa của lễ Thất Tịch.

Ví dụ:

Ở Việt Nam: Ông bà ta cho rằng, ngày Thất Tịch là ngày để các trai thanh nữ tú cầu tình duyên. Chính vì vậy, vào ngày này, các bạn trẻ chưa lập gia đình thường đến chùa cầu duyên.

Ở Nhật Bản: Người Nhật sẽ viết mong ước của mình vào những mảnh giấy đầy màu sắc Tanzaku rồi treo lên cành trúc trước cửa nhà để cầu mong may mắn, vụ mùa bội thu và sự thịnh vượng. Các bạn trẻ cũng tới các đền thờ trong ngày lễ Tanabata để cầu nguyện, mong tìm được ý trung nhân.

Ở Hàn Quốc: Người Hàn Quốc theo truyền thống tắm để có sức khỏe tốt. Ngoài ra, họ còn ăn bánh kếp bột mì.

Ý nghĩa của ngày Thất Tịch
Ý nghĩa của ngày Thất Tịch

“Giải mã lời đồn” ăn chè đậu đỏ trong ngày lễ Thất Tịch

Thật ra không phải ngẫu nhiên mà người Việt lại có truyền thống ăn chè đậu đỏ trong ngày Thất Tịch. Ông bà ta cho rằng, việc ăn chè đậu đỏ trong Thất Tịch sẽ:

  • Nhận được nhiều may mắn, đem lại sự sung túc, an lành. Vì màu đỏ của chè đậu đỏ mang đến sự may mắn và thiện lành.
  • Ngoài ra, theo truyền thuyết, những người ăn đậu đỏ vào ngày lễ Thất Tịch nếu độc thân thì sẽ nhanh chóng tìm được ý chung nhân cho mình, còn nếu đã có đôi có cặp thì sẽ bên nhau trọn kiếp không chia lìa.
Chè đậu đỏ
Chè đậu đỏ

Những điều nên làm trong ngày Thất Tịch

Đây là ngày mà các cặp đôi và những người độc thân tỏ lòng yêu thương và tìm kiếm tình yêu. Dưới đây là những điều bạn nên làm trong ngày Thất Tịch.

Thưởng thức các món ăn từ đậu đỏ để mang lại nhiều may mắn: Ngoài giá trị về mặt dinh dưỡng, nhiều người tin rằng nếu ăn các món ăn từ đậu đỏ trong ngày Thất Tịch sẽ gặp nhiều may mắn.

Ngoài ra người ta còn truyền tai nhau rằng, các cặp đôi đang yêu nhau mà cùng ăn chè đậu đỏ vào ngày lễ Thất tịch thì tình yêu của họ sẽ hạnh phúc, viên mãn.

Đi chùa lễ Phật để cầu duyên, bình an: Ông bà ta cho rằng trong ngày này, những cặp đôi nên đi chùa lễ Phật để tình yêu đôi lứa được hạnh phúc viên mãn.

Với những người độc thân, vào ngày này cũng nên đi chùa để có thể tìm được nửa kia của mình.

Làm việc thiện để tích phúc: Lễ Thất tịch là một ngày có ý nghĩa gắn với chuyện tình yêu, vậy nên trong ngày này, mọi người nên làm nhiều việc thiện để tích phúc cho cuộc sống của mình và gia đình.

Cần kiêng kỵ gì trong ngày lễ Thất Tịch?

Dưới đây là một số điều cần kiêng kỵ vào ngày lễ Thất Tịch mùng 7/7 âm lịch:

  • Tuyệt đối không nên làm đám cưới vì ông bà ta cho rằng đây là ngày phải xa cách và mang theo nhiều nổi buồn.
  • Không nên xây dựng nhà cửa.
  • Không nên chia tay vào ngày Thất Tịch vì tương lai tình duyên của bạn sẽ trở nên khá lận đận.
  • Không nên lớn tiếng với nhau, đặc biệt là la mắng con nít.

KẾT LUẬN:

Đồ Cúng Việt hi vọng qua bài viết này, quý bạn đọc sẽ lần lượt giải đáp được những thắc mắc của mình về: Thất Tịch là ngày gì? Vì sao các bạn sẽ lại có “lời đồn” ăn chè đậu đỏ ngày Thất Tịch? Cần kiêng kị gì trong ngày Thất Tịch?… Mặc dù không phải bạn trẻ nào cũng tin rằng “ăn chè đậu đỏ ngày Thất Tịch là thoát ế” nhưng các bạn vẫn hô hào phong trào ăn chè đậu đỏ ngày Thất Tịch một cách vui vẻ.

>>> Xem thêm: Cách nấu chè đậu chi tiết nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CAPTCHA ImageChange Image