Tìm hiểu về Tháng Cô Hồn (Tháng 7 Âm Lịch Hàng Năm)

Đồ cúng cô hồn cần chuẩn bị những gì

Nhắc đến tháng cô hồn là mọi người sẽ nghĩ ngay đến sự “xui xẻo” hay sự ” ma quái”, tháng cô hồn thường được quan niệm là thời gian mà các linh hồn vất vưởng quay trở về trần gian. Trong văn hóa Việt Nam, tháng này thường kéo dài từ 1 đến 30 tháng 7 (Âm Lịch) hàng năm.

Hãy cùng Đồ Cúng Việt khám phá sâu hơn về ý nghĩa của tháng cô hồn, cách thực hiện lễ cúng và những điều cần tránh để bạn có thể đón cô hồn tháng 7 một cách an lành nhé!

Tháng cô hồn là gì?

Mâm cúng cô hồn tháng 7
Mâm cúng cô hồn tháng 7

Tháng cô hồn, hay còn gọi là tháng “Xá Tội Vong Nhân” diễn ra vào tháng 7 (Âm Lịch) hàng năm. Theo truyền thuyết dân gian, tháng này cũng là tháng sinh nhật của Diêm Vương, nên ông mở cửa Quỷ Môn Quan để các vong linh được trở về dương gian tự do thăm gia đình. Những vong linh có người thờ cúng thì sẽ trở về nhà, còn những vong linh không có ai thờ cúng hoặc nghiệp chướng chưa trả hết thì sẽ lang thang khắp nơi. Do đó, tháng này được coi là tháng có âm khí thịnh và người ta tin rằng không nên làm những việc lớn hay quan trọng trong tháng 7 Âm Lịch để tránh xui xẻo và tai ương.

Theo quan niệm phật giáo, dựa vào thuyết “Mục Kiền Liên” ông đã khai sáng tục cúng dường hay còn gọi là thí thực vào ngày rằm tháng 7, để cứu lấy mẹ ông khỏi địa ngục tối tăm và các vong linh đau khổ, từ đó Lễ Vu Lan ra đời và lấy tháng 7 ( Âm Lịch) hàng năm là tháng báo hiếu được nhiều gia đình Việt duy trì cho đến ngày nay với ý nghĩa tưởng nhớ tổ tiên và tích công đức vô lượng cho dòng tộc.

Kết luận: Tháng Cô Hồn không chỉ là thời điểm để con cháu thể hiện lòng thành kính với tổ tiên mà còn là dịp để mỗi người tạm dừng nhịp sống hối hả, suy ngẫm về giá trị của lòng từ bi và sự sẻ chia. Nghi lễ cúng cô hồn không chỉ mang ý nghĩa cầu an cho bản thân và gia đình mà còn là cách để tạo ra phúc đức và kết nối với những giá trị tâm linh truyền thống.

Cúng cô hồn tháng 7 vào ngày, giờ nào?

  • Ngày cúng cô hồn tháng 7: Cúng cô hồn thường diễn ra từ mùng 2 đến trước 12h trưa ngày 15 tháng 7 (Âm Lịch) hàng năm. Nếu cúng sau thời điểm này, buổi lễ có thể mất đi ý nghĩa, bởi theo dân gian, sau 12h trưa ngày 15, các cô hồn sẽ trở về địa ngục và không thể thụ hưởng được lễ vật cúng nữa.
  • Giờ cúng cô hồn tháng 7: Thời điểm tốt nhất để cúng là vào buổi chiều tối, đặc biệt là trong giờ Dậu, từ 17h đến 19h. Đây là lúc chập choạng tối, khi các cô hồn dễ dàng thụ hưởng lễ vật. Nếu không thể cúng vào giờ này, bạn có thể chọn cúng vào lúc 12h trưa, là thời điểm duy nhất vào ban ngày mà các cô hồn có thể hoạt động và nhận lễ.

Lưu ý quan trọng: Trong năm 2024, tháng cô hồn sẽ diễn ra trong hai tháng Dương Lịch, từ ngày 31 tháng 8 đến hết ngày 1 tháng 9. Theo nhận định của một số chuyên gia phong thủy online, tháng cô hồn năm nay sẽ đến sớm hơn và kéo dài lâu hơn so với thường lệ. Do đó, mọi người cần đặc biệt chú ý và chuẩn bị kỹ lưỡng để tránh những điều không may mắn trong khoảng thời gian này.

Cách cúng cô hồn tháng 7

Cúng cô hồn vào tháng 7 là một lễ cúng rất phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt đối với những người kinh doanh. Họ thường chuẩn bị một mâm cúng đặt trước công ty, cửa hàng, hay văn phòng làm việc để tổ chức lễ cúng, với mong muốn xua tan những điều không may và cầu bình an, may mắn trong tháng này.

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách chuẩn bị mâm cúng, bài khấn và cách cúng, do Đồ Cúng Việt biên soạn. Hướng dẫn này được trình bày đơn giản, dễ hiểu nhưng vẫn giữ nguyên được những giá trị truyền thống, dựa trên kinh nghiệm 6 năm phục vụ mâm cúng cho các gia đình Việt.

Mâm cúng cô hồn tháng 7

Mâm cúng cô hồn tháng 7
Mâm cúng cô hồn tháng 7

Nếu bạn tổ chức cúng cô hồn tại nhà, cần chuẩn bị hai mâm cúng: một mâm cúng trong nhà và một mâm cúng ngoài sân. Ngược lại, nếu cúng cho công ty hay cửa hàng, chỉ cần chuẩn bị một mâm cúng ngoài sân. Lễ vật trong cả hai mâm cúng cô hồn tháng 7 đều tương tự nhau gồm có:

  • Đĩa trái cây ngũ quả.
  • Bình hoa cúc kim cương.
  • Nhang, đèn, nến.
  • Trà, rượu, nước.
  • Bộ giấy cúng chúng sinh.
  • Đĩa muối, gạo.
  • Đĩa đường thẻ.
  • Đĩa bánh kẹo cúng.
  • 6 phần xôi gấc đậu xanh.
  • 6 phần chè.
  • 6 phần cháo.
  • 1 con gà luộc.
  • 1 đĩa bánh hỏi.

Ngoài ra, bạn có thể chuẩn bị thêm heo quay miếng hoặc nguyên con tùy theo khả năng và điều kiện. Mỗi vùng miền sẽ có những lễ vật khác nhau, nhưng nhìn chung, các món cơ bản đã được liệt kê ở trên. Bạn có thể tùy chỉnh thêm hoặc bớt lễ vật dựa theo phong tục từng vùng để phù hợp của từng gia đình.

Bài văn khấn cúng cô hồn tháng 7 ngoài trời, trong nhà

Văn khấn cúng cô hồn được coi là linh hồn của buổi lễ, nhiều người ví von tương tự như lời kinh trong Phật giáo. Dù bạn đã bày biện đầy đủ lễ vật, nhưng nếu không khấn vái, các cô hồn sẽ không biết để đến thụ hưởng lễ vật và đón nhận những lời khấn nguyện mà bạn gửi gắm. Bài cúng cô hồn tháng 7 ngoài trời và trong nhà hoàn toàn giống nhau, bạn có thể tham khảo nội dung văn khấn dưới đây:

Bài văn khấn cúng cô hồn tháng 7 ngoài trời - Trang 1
Bài văn khấn cúng cô hồn tháng 7 ngoài trời – Trang 1
Bài văn khấn cúng cô hồn tháng 7 ngoài trời - Trang 2
Bài văn khấn cúng cô hồn tháng 7 ngoài trời – Trang 2

Lưu ý: Bài văn khấn khá dài, bạn nên in ra giấy để tiện cho việc khấn vái, tránh đọc nhầm hoặc quên lời, làm ảnh hưởng đến ý nghĩa và sự linh thiêng của buổi lễ.

Nghi thức cúng cô hồn tháng 7 đúng truyền thống

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ lễ vật và bày biện một cách chỉnh chu, trang nhã trước án, cũng như soạn sẵn nội dung bài khấn cô hồn, bạn tiến hành thực hiện nghi thức cúng cô hồn như sau:

  • Khai lễ: Thắp 3 nén nhang, vái 3 lần và cắm vào lư hương.
  • Nhập lễ: Rót trà, rượu, và nước vào các ly đã chuẩn bị sẵn.
  • Trung lễ: Chắp tay và khấn vái theo nội dung đã chuẩn bị trước.
  • Giãn lễ: Rót trà, rượu, và nước vào ly lần thứ hai, sau đó chờ cho nhang tàn.
  • Kết thúc lễ: Hóa vàng và đổ gạo, muối, cháo ra đường.

Sau lễ cúng cô hồn, bạn có thể tổ chức hoạt động “giật cô hồn” để chia đồ ăn và rải tiền lẻ cho mọi người, đây cũng là một hoạt động hottrend mỗi khi dịp cô hồn đến. Bạn cũng có thể tận dụng hoạt động này để làm truyền thông cho công ty trong tháng 7 cô hồn!

Một số câu hỏi liên quan đến cúng cô hồn

Dưới đây là những câu hỏi và trả lời ngắn gọn về tháng cô hồn mà nhiều người quan tâm mỗi khi đến tháng 7 Âm lịch:

Không cúng cô hồn tháng 7 có sao không?

Rằm tháng 7 có nên cúng cô hồn hay không? Đây không phải là việc bắt buộc. Lễ cúng cô hồn là một phong tục tâm linh trong văn hóa Việt Nam, bạn có thể thực hiện để gìn giữ giá trị truyền thống và tạo sự an tâm cho tâm hồn mình. Tuy nhiên, nếu bạn chọn không cúng, điều đó cũng không sao. Quan trọng là niềm tin và sự kiêng kỵ trong văn hóa, “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”.

Cúng cô hồn tháng 7 trong nhà hay ngoài sân?

Việc cúng cô hồn tháng 7 nên cúng trong nhà hay ngoài sân là câu hỏi mà nhiều người băn khoăn. Với hơn 5 năm kinh nghiệm phục vụ mâm cúng, Đồ Cúng Việt xin chia sẻ một số trường hợp cụ thể như sau:

  • Cúng tại gia: Thông thường, lễ cúng cô hồn tại gia sẽ gồm hai mâm, một mâm đặt trong nhà trước bàn thờ gia tiên và một mâm đặt ngoài sân. Ở một số nơi, người ta còn chuẩn bị thêm mâm cúng cho ông Thần Tài và Thổ Địa.
  • Cúng cho công ty, cửa hàng, doanh nghiệp: Lễ cúng cô hồn thường được bày một mâm ngoài sân trước cửa chính ra vào. Bạn cũng có thể chuẩn bị thêm một số lễ vật cho mâm cúng Thần Tài vào dịp rằm tháng 7.

Việc cúng tại đâu cũng nên tùy theo hoàn cảnh và niềm tin của mỗi người, quan trọng là giữ được tinh thần tôn kính và ý nghĩa của nghi lễ.

Cháo cúng cô hồn xong làm gì?

Theo quan niệm dân gian, sau khi cúng cô hồn xong, cháo không nên ăn lại mà cần đổ ra đường hoặc rắc lên các cành lá. Khi thấy cháo vơi dần, người ta tin rằng các linh hồn đã thụ hưởng. Có người cho rằng việc đổ cháo ra đường nhằm tránh cô hồn tụ tập tại một chỗ, tranh giành và gây phiền phức. Bằng cách này, khi các linh hồn đã ăn xong, họ sẽ không nấn ná ở lại mà đi tiếp, tránh đeo bám vào cuộc sống của gia chủ.

Giật cô hồn có sao không?

Giật cô hồn thực chất không gây hại gì, đây chỉ là một hoạt động mang tính giải trí, không ảnh hưởng đến vận may hay sức khỏe của người tham gia. Tuy nhiên, nên giật cô hồn một cách vui vẻ, tôn trọng, tránh tranh giành quá mức để không làm mất đi ý nghĩa tâm linh của buổi lễ. Đối với những người có niềm tin sâu sắc về tâm linh, họ thường tránh giật cô hồn để tránh rước xui xẻo. Vì vậy, việc có nên tham gia giật cô hồn hay không là quyết định cá nhân, phụ thuộc vào quan niệm của mỗi người.

Cúng cô hồn mấy cây nhang?

Số lượng nhang dùng để cúng cô hồn thường là số lẻ, vì theo quan niệm dân gian, số lẻ thuộc về cõi âm. Do đó, việc cúng cô hồn với 3, 5, 7, hoặc 9 cây nhang được coi là tốt nhất, nhằm bày tỏ sự tôn trọng và phù hợp với phong tục truyền thống.

Cúng cô hồn nên cúng đồ chay hay mặn?

Nhiều người tin rằng cúng cô hồn nên cúng chay để giảm bớt tội nghiệp. Tuy nhiên, theo thầy Thích Nhất Hòa, cúng cô hồn bằng món chay hay mặn đều được, nhưng không thể thiếu chén cháo loãng. Điều này là do trong 12 loại cô hồn, có một loài ngạ quỷ do nghiệp tham lam ích kỷ mà khi chết đi, cổ nhỏ như cây kim, còn bụng lại to như cái trống, chúng chỉ có thể nuốt được một ít cháo loãng để tồn tại qua ngày.

Những điều kiêng kỵ cần tránh trong tháng cô hồn

Hình ảnh mâm cúng cô hồn ngoài trời

Theo quan niệm dân gian thì tháng cô hồn bạn nên tránh làm những điều kiêng kỵ sau đây để tránh phải gặp xui xẻo:

  • Không bắt đầu công việc mới: Ông bà ta bảo rằng, không nên bắt đầu việc gì mới trong tháng cô hồn, vì đây không phải thời điểm tốt, bạn có thể thất bại hoặc gặp rủi ro không mong muốn khi bắt đầu những dự án, kế hoạch hoặc công việc quan trọng.
  • Không mua sắm đồ mới: Hạn chế mua sắm như quần áo và các đồ linh tinh, đặc biệt là những món đồ lớn như nhà cửa, xe cộ.
  • Không tổ chức lễ cưới và các lễ quan trọng: Các buổi lễ trọng đại như đám cưới, khai trương, động thổ thường được tránh tổ chức trong tháng này, nhiều người cho rằng sẽ ảnh hưởng đến tài lộc và vận may của bạn.
  • Tránh đi du lịch xa: Một số người tin rằng việc đi du lịch xa trong tháng này có thể gặp phải nhiều bất lợi hoặc sự cố.
  • Không nên cắt tóc: Theo dân gian, trong tháng cô hồn không nên cắt tóc vì việc này có thể làm ảnh hưởng đến khí huyết và tạo điều kiện cho âm khí xâm nhập vào cơ thể. Người ta tin rằng việc cắt tóc trong thời gian này có thể dẫn đến ốm đau hoặc những điều không may mắn.
  • Không đi ra ngoài vào ban đêm: Một số người tránh ra ngoài vào ban đêm, đặc biệt là những nơi vắng vẻ, vì tin rằng có thể gặp phải những điều không may.

Những điều kiêng kỵ này chủ yếu dựa vào tín ngưỡng và truyền thống văn hóa. Nếu bạn cảm thấy những quan niệm này không phù hợp với bản thân có thể không cần làm theo, chủ yếu là lòng tin tạo nên sự yên tâm cho tâm của mình.

Dù cuộc sống hiện đại có nhiều thay đổi, những phong tục như cúng cô hồn vẫn giữ nguyên giá trị. Hãy thực hiện nghi lễ này với sự chân thành và tôn trọng, để tháng cô hồn trở thành một phần ý nghĩa trong đời sống tâm linh mọi gia đình Việt!

Đồ Cúng Việt hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về tháng cô hồn và cách thực hiện các nghi lễ cúng cô hồn trong tháng 7 thật chu đáo, an lành!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *