[Trả lời] Những Điều Kiêng Kị Trong Tháng 7 Cô Hồn!

Mâm cúng cô hồn rằm tháng 7

Hàng năm dịp tháng 7 cô hồn luôn là một trong những dịp được mọi người nhắc tới. Hàng năm đây cũng là ngày quan trọng của năm để mọi người nhắc tới và lưu lại những nét đẹp truyền thống dù không phải là ngày đẹp. Các bạn cùng Đồ Cúng Việt tìm hiểu thêm về dịp rằm tháng 7 và cúng cô hồn như thế nào nhé.

Dịp tháng 7 cô hồn bắt nguồn từ đâu?

Từ xa xưa người Việt cổ tin rằng con người gồm hai phần là phần hồn và phần xác. Tùy theo lúc còn sống và Mà những việc mà người đó làm dẫn đến khi mất đi. Mà phần hồn sẽ tách khỏi phần xác và được đầu thai thành kiếp khác hay xuống địa ngục.

Nếu làm nhiều việc thiện thì sẽ sớm được đầu thai sang kiếp khác. Còn nếu làm nhiều việc ác thì sau khi chết sẽ bị đày xuống địa ngục.

Chịu sự tra tấn để đền tội cho kiếp trước, thậm chí có thể trở thành ma quỷ lang thang. Chuyên quấy rối người thường và mãi mãi không được đầu thai.

Từ đó mà ông cha ta luôn có tục cúng cô hồn, để khỏi bị quấy phá. Và giúp những cô hồn, vong linh có một ngày được no nê, đỡ tủi phận.

Về nguồn gốc của tháng cô hồn bắt nguồn đầu tiên từ Trung Quốc. Họ cho rằng từ ngày 2 tháng 7 hàng năm, Diêm Vương sẽ ra lệnh cho mở cửa Quỷ môn quan. Thả cửa cho ma quỷ đói ra tứ phương trở lại trần gian và đến sau 12 giờ đêm ngày 14 tháng 7. Các ma quỷ phải quay lại địa ngục.

Cứ vào tháng 7 âm lịch, người trần gian sẽ phải cúng cháo, gạo và muối cho quỷ đói.

Hàng năm, người dân Trung Quốc sẽ tiến hành cúng cô hồn vào ngày 14/7 Âm lịch. Còn ở Việt Nam, thời gian này thường sẽ kéo dài nguyên một tháng. Không nhất thiết phải là ngày rằm và tùy thuộc vào từng gia đình, từng vùng miền khác nhau.

Thả hoa đăng rằm tháng 7
Thả hoa đăng rằm tháng 7

Dưới góc nhìn của Phật giáo thì tháng cô hồn bắt nguồn từ một câu chuyện. Tương truyền, một đệ tử Phật khi đang thiền thì gặp vong hồn một con ngạ quỷ (quỷ đói). Con quỷ này bảo rằng nếu không cứu đói nó thì nó sẽ không luân hồi được và hại chết người để được đầu thai.

Chính vì thế, Phật liền soạn ra một bài kinh để mở đường, dẫn lối siêu thoát cho quỷ dữ. Để chúng không gây hại cho bá tánh trên thế gian.

Trong các thuyết tín ngưỡng Phật giáo, người ta cho rằng: ngạ quỷ là một dạng tái sinh khi con người chết đi. Nếu làm nhiều việc tốt, chúng sẽ được đầu thai kiếp khác làm người. Ngược lại, nếu làm điều xấu không tốt, tùy theo các mức độ khác nhau mà chúng sẽ bị đầy xuống địa ngục.

Nhẹ hơn thì đầu thai làm súc sinh và nhẹ nhất làm ngạ quỷ. Từ đó về sau tháng 7 âm lịch được lấy làm tháng cô hồn.

Dịp tháng 7 cô hồn có ý nghĩa gì trong đời sống?

Trong đời sống ý nghĩa của tháng 7 cô hồn cũng được lưu truyền rộng rãi .

Cúng cô hồn được thể hiện rõ nét nhất là vào ngày rằm tháng bảy âm lịch hàng năm. Theo quan niệm dân gian, đây là ngày xá tội vong nhân.

Nhiều người dịp này bày cúng đơn sơ, trước sân, với thức ăn đơn giản như: Trái cây, mía, bánh ngọt. Người chết oan ức, vì tai nạn, vất vưởng, không được người cai quản cõi âm lưu ý dịp ấy cũng được ăn. Lắm nơi cúng gạo, muối. Sau khi cúng, thức ăn được bố thí cho trẻ con, chúng tha hồ giựt vì trẻ con được gọi đùa là “cô hồn sống” .

Ngày tưởng nhớ những người bất hạnh, chết ở “đầu bãi cuối ganh, hùm tha sấu bắt”. Đặc biệt vùng Nam Bộ là đất mới khẩn hoang, nhiều người chẳng biết mồ mả của ông nội, ông ngoại, hoặc chú bác ở đâu.

Thêm những năm chiến tranh dai dẳng, lắm người không đứng hẳn về bên nào cũng chết vì bom đạn. Chưa kể đến tai nạn giao thông đường bộ, đường sông, đường biển gia tăng nhanh. Ít ra, những người không tên không tuổi này cũng được nhắc nhở tượng trưng, “thương người như thể thương thân”.

Đi chùa cầu nguyện
Đi chùa cầu nguyện

Kiêng gì vào dịp tháng 7 cô hồn để tránh xui xẻo?

Những điều kiêng kỵ nên tránh trong dịp tháng 7 âm lịch về tín ngưỡng cũng như nét văn hóa của nhân dân ta trong tháng Bảy. Tháng đặc biệt trong năm với ngày lễ Xá tội vong nhân, lễ Vu Lan đầy ý nghĩa quen thuộc của dân Việt.

  • Các bạn không nên đi chơi đêm trong tháng cô hồn. Ngày này ma quỷ, vong hồn rất nhiều. 
  • Không phơi quần áo vào ban đêm, vì ma quỷ nếu trông thấy có thể sẽ “mượn tạm” mặc.
  • Không được gọi, gào thét tên nhau giữa đêm khuya. 
  • Không tùy tiện đốt tiền vàng, vàng mã. Sẽ khiến ma quỷ bu quanh lại bạn nhiều hơn
  • Không đứng gần cây đa, cây đề: Có câu ”quỷ gốc đa, ma gốc đề” 
  • Dân gian có câu “một sợi lông chân quản ba con quỷ”,  không được nhổ lông chân trong tháng này. 
  • Không bơi lội trong tháng cô hồn. Ma quỷ lang thang khắp mọi nơi trong tháng cô hồn.
  • Không ăn vụng đồ khi cúng cô hồn khi chưa cúng xong sẽ rước phải tai họa vào thân.

  • Không được hù dọa người khác trong tháng cô hồn.
  • Khi đi về khuya hoặc đến những nơi vắng vẻ, nếu có cảm giác. Bạn cũng tuyệt đối không được quay đầu lại. 
  • Tránh thức quá khuya, dẫn đến việc cơ thể suy nhược, dễ nhiễm “quỷ khí”.
  • Trong tháng cô hồn, tuyệt đối bạn không nên nhặt tiền rơi ngoài đường.
  • Không mài dao kéo.
  • Hạn chế làm những chuyện đại sự như kí hợp đồng làm ăn, cưới hỏi, chuyển nhà… 
  • Đối với cây có tuổi đời lâu năm, tuyệt đối không nên tự ý chặt. Có thể đây là nhà của ma quỷ, nhất là “ma trơi”.
  • Không cắm đũa đứng giữa bát cơm, vì đó là hình thức cúng tế.
  • Hạn chế đi đâu một mình nếu không sẽ dễ bị ma quỷ chọc phá.
  • Không chụp ảnh vào ban đêm, bởi có thể bạn sẽ “được chụp chung” với ma quỷ.
  • Không nên thả tiền thật.
  • Nếu nằm trong phòng bệnh viện, khi ngủ không được tắt đèn.
  • Không đến gần góc tường. Theo quan niệm dân gian, góc xó tường là nơi trú ẩn của ma quỷ.
  • Không mặc quần áo có in hình thù quỷ quái ghê sợ dễ ”dụ” ma quỷ.
  • Tránh mua xe vào những ngày sát chủ, ngày kỵ thiên can – địa chi tương khắc.
  • Tuyệt đối không trú núp dưới gốc cây vào ban đêm.
Điều kiêng kỵ trong ngày rằm tháng 7
Điều kiêng kỵ trong ngày rằm tháng 7

Lễ cúng tháng 7 cô hồn diễn ra khi nào và chuẩn bị gì?

Thời gian lễ cúng cô hồn tháng 7 diễn ra

Người xưa thường quan niệm ngày 15 tháng 7 Âm lịch là giới hạn của kỳ “mở cửa” Quỷ Môn Quan. Sau ngày này thì người cõi âm sẽ không thể nhận được đồ thờ cúng nữa nên từ ngày 2 tháng 7 Âm lịch là đã có thể cúng cô hồn rồi. Tùy từng gia đình, từng địa phương mà lễ cúng sẽ bắt đầu từ ngày mùng 2 cho tới trước 12h trưa ngày 15 tháng 7.

Tuy nhiên, có một lưu ý là tháng 7 này còn có lễ Vu Lan báo hiếu. vì vậy nếu muốn tiến hành lễ cúng cô hồn thì các gia đình phải làm lễ cúng Phật, cúng thần linh, gia tiên trước rồi mới cúng cô hồn.

Lễ cúng cô hồn thường được diễn ra vào giờ Dậu (17 – 19 giờ). Lý do là bởi người ta tin rằng các linh hồn trở về từ âm phủ rất yếu ớt, không thể chống chọi với ánh sáng mặt trời. Mà theo thuyết ngũ hành âm dương, giờ Dậu là thời điểm nhập nhoạng, tranh sáng tranh tối nên các cô hồn mới ăn uống được. Còn ban ngày nhiều ánh sáng sẽ làm các linh hồn bị hồn xiêu, phách tán, yếu ớt, không thể chống chọi với ánh sáng mặt trời, không thụ hưởng lễ vật được.

Mâm cúng cô hồn rằm tháng 7
Mâm cúng cô hồn rằm tháng 7

Chuẩn bị lễ vật, văn khấn, mâm cúng cô hồn

Lễ vật để cúng các cô hồn chúng sinh là phần quan trọng nhất và không thể thiếu. để đảm bảo cho việc làm ăn sinh sống diễn ra tốt đẹp hay ít nhất là tránh xui xẻo. Đồ Cúng Việt xin giới thiệu các bận mâm cúng với các đồ cần phải có để cúng cô hồn

Lễ vật thường bao gồm:

  • Trái cây.
  • Hoa cúc kim cương.
  • Nhang trầm Hà Nội.
  • Đèn cầy.
  • Gạo.
  • Muối.
  • Rượu trắng.
  • Nước chai 330ml.
  • Giấy cúng cô hồn.
  • Đường thẻ.
  • Bánh kẹo, cốm nổ, bim bim…
  • Mía, cóc, ổi, đậu, khoai lang…
  • Chè.
  • Xôi.
  • Cháo trắng.
  • Heo sữa quay (3,5kg – 4,2kg).
  • Bánh hỏi.

Lễ cúng chúng sinh gồm những gì

Bài cúng văn khấn của cúng cô hồn tháng 7

Văn khấn với bài cúng là phần mở đầu cho lễ cúng cô hồn rằm tháng 7 vì thế khi cúng phải đúng cách đúng nội dung câu chữ, dưới đây Đồ Cúng Việt gửi tới các bạn nội dung đầy đủ nhé.

Ngày rằm tháng 7 cô hồn xá tội vong nhân hải hà, bày lễ và cúng ngoài trời.

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Chúng con lạy chín phương trời, kính lạy mười phương chư phật.

Kính lạy các vị tôn thần nơi đây, gia tiên hai họ cùng bách linh cô hồn.

Tiết tháng 7 sắp thu phân. Ngày rằm xá tội vong nhân hải hà. Âm cung mở cửa ngục ra. Vong linh không cửa không nhà. Tiếp chúng sinh cô hồn không mả, không mồ bốn phương. Gốc cây xó chợ đầu đường. Không nơi nương tựa đêm ngày lang thang

Quanh năm đói rét cơ hàn. Không manh áo mỏng che làn heo may. Cô hồn năm bắc đông tây. Trẻ già trai gái về đây hợp đoàn. Nghe tín chủ thỉnh mời. Lai lâm nhận hưởng mọi lời trước sau. Cơm canh cháo nẻ trầu cau. Tiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanh. Gạo muối quả thực hoa đăng. Mang theo một chút để dành ngày mai

Phù hộ tín chủ lộc tài. An khang thịnh vượng hòa hài gia trung. Bây giờ nhận hưởng xong rồi. Dắt nhau già trẻ về nơi âm phần. Tín chủ thiêu hóa kim ngân. Cùng với quần áo đã được phân chia

Kính cáo Tôn thần

Chứng minh công đức cho tín chủ con

Tên là:…… Vợ/Chồng:………

Con trai:……… Con gái:……… Ngụ tại:………

Đơn vị cung cấp mâm cúng cô hồn rằm tháng 7 trọn gói?

Trên đây Đồ Cúng Việt giới thiệu những điều kiêng kị hay những tục lệ phong tục tập quán của văn hóa truyền thống người Việt xưa trong tháng cô hồn.

Nếu bạn có nhu cầu tổ chức lễ cúng làm mâm cúng trọn gói. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số Hotline1900 3010 để được tư vấn miễn phí.

>>> Click để đọc tiếp:

Mâm cúng cô hồn đơn giản gồm những gì

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *