Theo quan niệm dân gian, thờ Thần Tài trong nhà sẽ đem lại tiền tài, may mắn, con đường kinh doanh gặp nhiều thuận lợi. Tuy nhiên có rất nhiều người thắc mắc ông thần Tài đặt bên trái hay phải? Thế nào mới đúng? Hãy cùng Đồ Cúng Việt giải đáp cách đặt ông thần tài trong nhà qua bài viết này nhé. Thờ cúng Thần Tài là một vị thần không còn xa lạ trong tín ngưỡng thờ cúng của Việt Nam và một số nước phương Đông.
CHỌN MỤC BẠN MUỐN ĐỌC
Ông thần Tài đặt bên trái hay phải ?
Thần Tài Thổ Địa là các thần hộ mệnh của mỗi gia đình. Thờ cúng Thần Tài phù hộ cho những ai làm ăn buôn bán được buôn may bán đắt, làm ăn phát đạt. Thu hút tài lộc tiền tài vào nhà. Vì vậy mọi người phải biết cách đặt ông Địa Thần Tài đúng vị trí.
Bàn thờ Thần Tài Thổ Địa đặt dưới đất, trang nghiêm hướng ra cửa chính.
Bàn thờ Thần Tài thường được đặt các đồ vật sau:
- Tượng Thần Tài Thổ Địa: thường đặt hai bên ban thờ.
- Hũ gạo, muối, nước đầy được đặt ở giữa hai tượng Thần Tài Thổ Địa. Tượng trưng cho cuộc sống no đủ. Đặt từ đầu năm cho tới cuối năm mới đem thay.
- Lư nhang được đặt giữa ban thờ và tuyệt đối không được xê dịch, di chuyển.
- Lọ hoa tươi, mâm ngũ quả.
- 5 ly nước xếp hình chữ thập tượng trưng cho ngũ hành.
- Tháp tỏi với ý nghĩa xua đuổi ma quỷ.
- Bát nước rắc cánh hoa ở trên mang ý nghĩa giữ tiền bạc không bị trôi đi. Thường đặt ngoài cùng ban thờ.
- Tượng Ông Cóc đặt bên trái ban thờ đón sinh khí, tài lộc. Ban ngày quay ra và tối quay vô.
Rất nhiều người không biết ông Thần Tài đặt bên trái hay phải mới đúng? Câu trả lời cho bạn là nhìn vào bàn thờ tượng Thần Tài bên trái, tượng Thổ Địa bên phải nhé!
Xem thêm: Không thờ thần tài nữa thì làm thế nào
Những lễ vật cúng Thần Tài Thổ Địa thường có
- Hương trầm, hoa thơm
- Mâm trái cây ngũ quả
- Nến hoặc đèn
- Trà, rượu, nước
- Gạo tẻ, muối trắng
- Tiền vàng mã, giấy cúng Thần Tài Thổ Địa
- Bộ tam sên: có một miếng thịt heo luộc, 3 quả trứng luộc, 3 con tôm.
- 1 đĩa bánh kẹo
- Trầu cau, thuốc lá hoặc thuốc lào
- Xôi chè, cháo trắng
- Thờ cúng Thần Tài bằng cá lóc nướng hay heo quay bánh hỏi tùy vào điều kiện mỗi người.
Ý nghĩa và phong tục thờ cúng Thần Tài của người Việt
Tín ngưỡng thờ cúng Thần Tài ở Việt Nam chung bàn thờ với ông Địa. Và bàn thờ được đặt thấp ở góc nhà. Lễ vật thờ cúng cũng không quá cầu kỳ, chỉ giản dị và tùy tâm là được.
Vào ngày vía Thần Tài là mùng 10 âm lịch hàng tháng. Đặc biệt vào tháng Giêng và tháng Chạp thì cúng ngày vía Thần Tài rất hoành tráng. Các cơ sở buôn bán, người kinh doanh buôn bán khai trương, mở hàng. Không những vậy, có nơi còn tổ chức múa lân có ông địa tại cơ sở kinh doanh, nhiều người còn đốt vàng mã.
Trong dịp này nhiều người dân đổ xô đi mua vàng vào ngày vía Thần Tài. Vì ngày Vía Thần Tài nếu đi mua vàng thì sẽ may mắn, tài lộc sung túc suốt năm. Món cá lóc nướng vào ngày vía Thần Tài là món ăn được người dân miền Nam ưa chuộng cúng Thần Tài trong dịp này.
Xem thêm: Mâm cúng thần tài cần những gì
Sự tích ngày vía thờ cúng Thần Tài
Tương truyền rằng, Thần Tài sống ở trên trời. Công việc chuyên trông coi chuyện tiền bạc.
Vào một lần xuống hạ giới uống rượu say va đầu vào đá nên không nhớ mình là ai.
Trong giai đoạn ông lưu lạc nhân gian, quần áo Thần Tài mặc trên người bị người ta đem đi bán. May sao khi Thần Tài đi lang thang xin ăn được một cửa hàng bán gà, vịt mời Thần Tài ăn ở.
Từ đó cửa hàng này bỗng đông nghịt khách hàng. Nhưng một thời gian sau, cửa hàng làm ăn sa sút, vắng khách. Do chủ tiệm thấy Thần không làm gì nên không cho ở nữa.
Nhiều người kinh doanh khác mới tìm mời Thần Tài về. Đưa đi mua quần áo mới để mặc. Rất may Thần Tài đã mua lại quần áo lúc trước. Mặc xong quần áo, đội mũ bay về trời.
Do đó, cứ mùng 10 tháng Giêng âm hàng năm là ngày vía Thần Tài. Vì chính là ngày ông bay về trời.
Người ta kéo nhau đi mua vàng mùng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm làm lễ vật cúng để cầu tài lộc cho cả một năm. Đối với những người kinh doanh buôn bán, nghi lễ thờ cúng Thần Tài càng không thể thiếu.
Văn khấn thờ cúng
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
Con kính lạy chín phương Trời, con kính lạy mười phương Chư Phật.
Con kính lạy Thần tài cùng các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Tín chủ con tên họ là… Hiện ngụ tại… Hôm nay nhằm ngày … tháng … năm …
Con xin thành tâm sửa soạn các thứ lễ vật cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài vị tiền.
Cúi mong chư vị nghe lời thỉnh mời thương xót, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành. Hoan hỷ thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái.
Độ cho chúng con vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến. Phù hộ cho tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc nhưng tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được chư vị phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
Thờ cúng Thần Tài là một tục lệ quan trọng không chỉ với người làm kinh tế. Mà đây còn là dịp những ai đang mưu cầu sự ổn định, thịnh vượng trong công việc. Bởi ý nghĩa của nó cũng tích cực mang lại nhiều may mắn, và sự an lành trong ngày vía thần tài đem lại.
Xem thêm: Bài văn khấn thần tài mùng 1, 10, ngày rằm, hàng ngày