Mâm ngũ quả Tết Trung Thu 2024 gồm những loại nào?

Mâm ngũ quả ngày Tết Trung Thu

Mâm ngũ quả là một lễ vật không thể thiếu trong dịp lễ Tết Trung thu. Ngoài những loại trà bánh, việc chuẩn bị mâm ngũ quả Tết Trung thu cũng rất được chú trọng. Vậy thì, mâm ngũ quả ngày Tết Trung thu gồm những loại quả gì là đúng chuẩn? Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết trung thu ra sao? Hãy cùng Đồ Cúng Việt lý giải qua bài viết dưới đây!

Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày tết trung thu?

Mâm ngũ quả Tết trung thu là gì? Đây là một phần lễ bao gồm 5 loại trái cây khác nhau, thường được đặt trên bàn thờ tổ tiên hoặc trên mâm cỗ cúng của mỗi gia đình vào ngày 15/8 (âm lịch) hàng năm để biểu trưng cho lòng tôn kính đối với ân trên. Qua tên gọi, màu sắc và cách bày trí của từng loại trái cây, gia chủ cũng gửi gắm vào đó những lời cầu nguyện của mình về sự may mắn, tài lộc. Mâm ngũ quả  ngày Tết Trung thu còn mang ý nghĩa “ngũ phúc lâm môn”: Phúc – Lộc – Thọ – Khang – Ninh, cầu mong những điều phước lộc sẽ đến với gia đình.
Theo thuyết ngũ hành, ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày Tết Trung thu gắn liền với 5 yếu tố Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ, việc dâng mâm ngũ quả trong Tết Trung thu chứa đựng tâm ý về sự hòa thuận, bình an và mong ước gia đình được ấm êm, đủ đầy.

Ý nghĩa mâm ngũ quả Tết Trung Thu là gì?
Ý nghĩa mâm ngũ quả Tết Trung Thu là gì?

Xem thêm: Chuẩn bị mâm cúng cúng rằm tháng 8 (Tết Trung Thu) gồm những gì?

Mâm ngũ quả ngày tết trung thu gồm những gì?

Từng loại trái cây đều mang những ý nghĩa riêng. Tùy vào sự khác nhau về khí hậu và thổ nhưỡng ở các vùng miền mà những loại trái cây trong mâm ngũ quả ngày Tết Trung thu từng khu vực cũng có sự khác biệt. Để biết được mâm ngũ quả Tết Trung thu gồm những gì, và những loại quả nào sẽ mang lại may mắn tài lộc, các gia đình có thể tham khảo mâm ngũ quả đặc trưng của từng miền sau đây:

Mâm ngũ quả Tết Trung thu tại miền Bắc:

Miền Bắc rất coi trọng các lễ nghi truyền thống văn hóa nên mâm ngũ quả thường được chuẩn bị rất chu đáo. 5 loại quả có đủ màu sắc tượng trưng cho ngũ hành, đồng thời phải có quả chín (mang tính dương) và quả xanh (mang tính âm) trong mâm lễ để tổng thể được hài hòa.
Mâm ngũ quả ngày Tết Trung thu miền Bắc thường có: nải chuối chín, quả bưởi vàng hoặc xanh, trái hồng đỏ, đào, quýt. Với mong muốn cuộc sống đủ đầy và gặp những điều may mắn, tốt lành.

Mâm ngũ quả Tết Trung Thu Miền Bắc
Mâm ngũ quả Tết Trung Thu Miền Bắc

Mâm ngũ quả Tết Trung thu tại miền Trung:

Miền Trung với khí hậu và thời tiết khắc nghiệt quanh năm nên những loại trái cây được bày trong mâm ngũ quả thường đơn giản hơn nhưng vẫn không kém phần ý nghĩa.
Mâm ngũ quả ngày Tết Trung thu miền Trung thường có: mãng cầu, dưa hấu, đu đủ, xoài, sung, …

Mâm ngũ quả Tết Trung Thu Miền Trung
Mâm ngũ quả Tết Trung Thu Miền Trung

Mâm ngũ quả Tết Trung thu tại miền Nam:

Ở miền Nam, trái cây đa dạng hơn so với những nơi còn lại nên mâm ngũ quả cũng có phần phong phú hơn.
Mâm ngũ quả Tết Trung thu miền Nam gồm có: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung, được ví von với câu vè “cầu sung (túc) vừa đủ xài”. Thể hiện lời cầu nguyện với ông bà bà tổ tiên và thần linh về một cuộc sống sung túc và thịnh vượng.

Mâm ngũ quả Tết Trung Thu Miền Nam
Mâm ngũ quả Tết Trung Thu Miền Nam

Lưu ý, khi chọn trái cây cho mâm ngũ quả  ngày Tết Trung thu, gia chủ cần lựa chọn những thức quả tươi mới, có màu sắc tươi sáng, không bị dập nát hay hư hỏng để thể hiện lòng thành kính với ân trên và tránh làm giảm đi tính trang nghiêm của buổi lễ. Tuyệt đối không sử dụng trái cây giả trong mâm ngũ quả Tết Trung thu.

Tùy thuộc vào sở thích và điều kiện của từng địa phương mà gia chủ có thể chuẩn bị một mâm ngũ quả ngày Tết Trung thu theo ý muốn của mình, miễn là vẫn đảm bảo được sự hài hòa về màu sắc và những loại trái cây được chọn phải mang những ý nghĩa tốt đẹp, đem lại điềm lành cho gia chủ.

Cách bày trang trí mâm ngũ quả ngày tết trung thu

Để bày trí mâm ngũ quả đẹp ngày Tết Trung thu, trước tiên cần rửa sạch và lau khô từng loại trái cây, cắt tỉa bớt lá và cành cho gọn.
Chuẩn bị một chiếc mâm hoặc đĩa lớn, đặt loại trái cây có dáng xòe rộng ở dưới cùng như chuối, để làm đế đỡ cho các loại quả khác. Sau đó đặt tiếp quả bưởi hoặc xoài vào giữa và sắp xếp các loại trái cây nhỏ hơn xung quanh, quả lớn đặt dưới và quả nhỏ xếp chồng lên trên thành hình tháp sao cho tổng thể được cân đối và hài hòa. Những vị trí trống có thể trang trí thêm những quả bé hơn như quýt, sung để mâm ngũ ngày quả Tết Trung thu được đẹp mắt hơn.

Cách bày trang trí mâm ngũ quả ngày tết trung thu đẹp
Cách bày trang trí mâm ngũ quả ngày Tết Trung Thu đẹp

Khi đặt phần trái cây lên mâm cúng, mâm ngũ quả Tết Trung thu cần được bày trí theo nguyên tắc truyền thống “đông bình – tây quả” để đảm bảo được tính trang trọng và thể hiện lòng thành kính của gia chủ đối với ân trên.

Hình ảnh mâm ngũ quả trung thu 2024 đẹp và ý nghĩa

Dưới đây là một số hình ảnh mâm ngũ quả đẹp ngày Tết Trung thu đẹp mà các gia đình có thể tham khảo:

Mâm ngũ quả Tết Trung Thu 2024 đẹp
Mâm ngũ quả Tết Trung Thu 2024 đẹp
Mẫu mâm ngũ quả ngày Tết Trung Thu đẹp
Mẫu mâm ngũ quả ngày Tết Trung Thu đẹp
Mâm ngũ quả Tết Trung Thu truyền thống
Mâm ngũ quả Tết Trung Thu truyền thống

Bài viết trên đây, Đồ Cúng Việt đã giải đáp cho bạn về mâm ngũ quả Tết Trung thu đầy đủ cần có những gì. Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi về ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày Tết Trung thu cũng như cách bày trí mâm ngũ quả đẹp ngày tết Trung thu sẽ giúp các bạn có thêm thông tin để có thể tự tay chuẩn bị một mâm ngũ quả tại nhà. Chúc bạn thành công!

Xem thêm: Bài cúng rằm tháng 8 2024?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *