Mâm cúng rằm tháng 8 gồm có gì? Cúng giờ ngày nào 2024?

Rằm tháng Tám năm 2024 đang đến gần, vào dịp này nhiều gia đình thường có truyền thống chuẩn bị mâm cỗ cúng để dâng lên ông bà tổ tiên nhằm cầu tài lộc, bình an. Vậy trong mâm cúng rằm tháng 8 gồm có gì? Cách cúng rằm tháng 8 được thực hiện như thế nào? Nên cúng rằm tháng 8 vào lúc nào mới đúng chuẩn? Tham khảo bài viết dưới đây để cùng Đồ Cúng Việt để tìm ra lời lý giải nhé!

Cúng rằm tháng 8 là gì?

Rằm tháng 8 là rơi vào ngày 15 tháng 8 âm lịch hàng năm. Cúng rằm tháng 8 là phong tục bắt nguồn từ văn hóa Phật giáo của Trung Quốc và du nhập vào Việt Nam từ rất sớm. Tập tục này có sự ảnh hưởng nhất định đến tín ngưỡng và dần trở thành một nét đặc trưng riêng trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt.

Cúng rằm tháng 8
Cúng rằm tháng 8

Khi tới ngày cúng, các gia đình thường chuẩn bị một mâm lễ để dâng lên ông bà tổ tiên cùng các vị thần linh để thể hiện lòng tôn kính, đồng thời cầu mong gia đạo sẽ gặp may mắn, cuộc sống an yên. Các dịp lễ cúng còn tạo cơ hội để các thành viên trong gia đình được tề tựu và sum họp. Rằm tháng 8 hàng năm cũng là thời điểm diễn ra lễ Tết Trung Thu cho trẻ em.

Cúng rằm tháng 8 vào ngày giờ nào năm 2024?

Ngày rằm là ngày 15 âm lịch hàng tháng, đây là ngày trăng tròn và là biểu tượng cho sự hòa hợp. Lễ cúng rằm tháng 8 năm 2024 sẽ được thực hiện vào ngày 15/08/2024 âm lịch. Theo lịch dương thì sẽ rơi vào ngày 17/09/2024.

Cúng rằm tháng 8 vào giờ ngày nào 2024?
Cúng rằm tháng 8 vào giờ ngày nào 2024?

Giờ cúng rằm tháng 8 cũng là yếu tố quan trọng. Theo quan niệm dân gian thì cúng vào giờ Hoàng Đạo sẽ giúp cho buổi lễ được diễn ra trơn tru, tránh gặp những chuyện bất trắc. Dưới đây là các khung giờ cúng rằm tháng 8 sẽ mang lại may mắn và phúc lành cho gia chủ:

  • Giờ Tý: 23 giờ (ngày hôm trước) – 1 giờ.
  • Giờ Sửu: 1 giờ – 3 giờ.
  • Giờ Thìn: 7 giờ – 9 giờ.
  • Giờ Tỵ: 9 giờ – 11 giờ.
  • Giờ Mùi: 13 giờ – 15 giờ.
  • Giờ Tuất: 19 giờ – 21 giờ.

Mâm cúng rằm tháng 8 đúng truyền thống

Các lễ vật trong mâm cúng không cần phải quá thịnh soạn. Gia chủ có thể chuẩn bị mâm cúng rằm tháng 8 theo khả năng của gia đình, miễn là có những thức lễ cần thiết và giữ nguyên ý nghĩa, tính trang trọng của lễ cúng là được.
Một mâm cúng rằm tháng 8 đúng truyền thống bao gồm: mâm cỗ cúng gia tiên và mâm cúng thần tài.

Mâm cỗ cúng gia tiên rằm tháng 8:

Mâm cỗ cúng gia tiên rằm tháng 8 bao gồm những món sau đây:

  • Hoa và mâm quả.
  • Nhang, đèn.
  • Trà, rượu và nước.
  • Xôi.
  • Gà luộc.
  • Mâm cơm Việt 3 món: cơm, canh, món xào (tùy theo vùng miền mà có sự khác nhau giữa các món ăn).

Ngoài ra còn có thêm bánh Trung Thu và một số lễ vật khác tuỳ theo vùng miền mà bạn có thể thêm vào nhé! Để xem lễ vật chi tiết hơn cho tất cả các ngày rằm bạn mời bạn xem thêm: Lễ vật đầy đủ mâm cúng rằm.

Mâm cỗ cúng gia tiên rằm tháng 8
Mâm cỗ cúng gia tiên rằm tháng 8

Mâm cúng thần tài rằm tháng 8:

Trong mâm cúng thần tài rằm tháng 8, gia chủ cần chuẩn bị những lễ vật dưới đây:

  • Hoa tươi.
  • Đĩa trái cây ngũ quả.
  • Nhang, đèn.
  • Rượu, trà, nước.
  • Giấy tiền vàng mã.
  • Bộ tam sên: thịt heo, tôm luộc, trứng gà.
  • Xôi, chè và v.v…
Mâm cúng Thần Tài rằm tháng 8
Mâm cúng Thần Tài rằm tháng 8

Mỗi gia đình có thể thêm vào những món lễ vật theo phong tục địa phương để mâm cúng được đúng chuẩn và tươm tất hơn.

Cách cúng rằm tháng 8 đơn giản tại nhà

Bày trí bàn cúng rằm

Gia chủ có thể bày trí bàn cúng rằm theo gợi ý của Đồ Cúng Việt như sau: Mâm cúng gia tiên bày trí trực tiếp trên bàn thờ sao cho ngay ngắn, không chồng chéo lên nhau. Chọn lấy một chiếc bàn có kích thước vừa đủ, đặt trước bàn thờ gia tiên để sắp xếp các lễ vật trong mâm cúng thần tài lên trên sao cho cân đối.

Bày trí bàn cúng rằm tháng Tám
Bày trí bàn cúng rằm tháng Tám

Chuẩn bị bài khấn cúng rằm tháng 8

Bài văn khấn là linh hồn của buổi lễ, chứa đựng những tâm nguyện của gia chủ muốn gửi gắm đến thần linh. Vì vậy, cần chuẩn bị nội dung thật kỹ lưỡng trước khi cúng, tránh việc đọc sai hoặc quên lời, làm giảm đi ý nghĩa thiêng liêng của buổi lễ:

Văn cúng rằm tháng Tám
Văn cúng rằm tháng Tám

Nguồn: Sách văn khấn cổ truyền Việt Nam

Xem thêm: Tổng hợp các bài văn khấn Rằm tháng 8 cho Ngoài trời, Gia Tiên, Thần Tài 2024!

Nghi thức cúng rằm

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các vật lễ và hoàn tất việc bày trí các mâm cúng, gia chủ bắt đầu nghi lễ cúng rằm theo thứ tự sau đây:

  • Thắp hương và vái 3 cái để khai lễ. Rót trà, rượu, nước lần lượt vào ly ở cả 2 mâm cúng.
  • Bắt đầu đọc văn khấn cúng rằm tháng 8, cắm nhang vào lư hương.
  • Thêm trà, rượu, nước vào ly, đợi hương tàn và sau đó hạ lễ.
  • Thực hiện nghi thức hóa vàng để kết thúc lễ cúng.
Cách cúng rằm tháng 8
Cách cúng rằm tháng 8

Đặt mâm cúng rằm tháng 8 trọn gói ở đâu tphcm?

Với những gia đình bận rộn với công việc riêng và không có thời gian hay kinh nghiệm để chuẩn bị mâm cúng rằm tháng 8, hãy liên hệ với dịch vụ mâm cúng trọn gói của Đồ Cúng Việt. Với hơn 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp mâm cúng trọn gói, chúng tôi sẽ mang lại cho bạn một mâm cúng rằm thật chỉnh chu và đầy đủ theo đúng truyền thống, vừa tiết kiệm thời gian và chi phí. Vui lòng liên hệ số hotline 1900 3010 để được tư vấn và đặt hàng.

Mâm cỗ đồ cúng rằm tháng 8
Mâm cỗ đồ cúng rằm tháng Tám

Trên đây là bài viết về những thông tin liên quan đến mâm cúng rằm tháng 8. Hy vọng với những chia sẻ của Đồ Cúng Việt, các bạn biết được cúng rằm tháng 8 gồm những gì và có thể tự tay chuẩn bị một mâm cúng rằm tháng 8 thật đầy đủ và chỉn chu nhất, đồng thời hiểu thêm về nghi thức cũng như cách cúng rằm tháng 8 đúng chuẩn. Chúc các bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *