Cúng rằm tháng 6 âm lịch có gì khác so với các ngày rằm hàng tháng khác? Lễ vật, cách cúng và văn khấn ngày rằm tháng 6 đầy đủ là thế nào? Tất cả những điều này sẽ được Đồ Cúng Việt giải đáp qua bài viết dưới đây. Hãy cùng đọc và theo dõi nhé!
Cúng rằm hàng tháng là một trong những truyền thống tín ngưỡng tâm linh quan trọng được gìn giữ qua các thế hệ. “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, do vậy các thành viên trong gia đình bày tỏ lòng thành cầu nguyện cuộc sống sung túc.
Xem thêm: Lễ vật, văn khấn, cách cúng rằm mùng 1 tháng 9
CHỌN MỤC BẠN MUỐN ĐỌC
Ý nghĩa của tín ngưỡng cúng rằm tháng 6
Theo quan niệm tín ngưỡng của cha ông ta, ngày rằm được gọi là ngày Vọng. Vào ngày này, mặt trăng và mặt trời sẽ đối xứng nhau, tạo thành một đường thông suốt. Cúng ngày rằm tháng 6 sẽ gột rủa được mọi vẩn đục trong lòng để trở nên trong sạch.
Ngoài ra, cúng ngày rằm tháng 6 còn là dịp để gia chủ và các thành viên trong gia đình bày tỏ lòng thành lên chư vị tiên linh, tổ tiên ông bà phù hộ cho con cháu có nhiều sức khỏe, may mắn. vạn sự hanh thông,…
Văn Khấn cúng rằm tháng 6
Sau đây Đồ Cúng Việt xin chia sẻ bài văn khấn cúng rằm được chọn lọc từ sách ” Văn khấn cố truyền Việt Nam”:
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn Thần.
Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển Tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ)\
Tín chủ (chúng) con là:…… Ngụ tại:……
Hôm nay là ngày ….. gặp tiết ….. (ngày rằm, mồng một), tín chủ con nhờ ơn đức trời đất, chư vị Tôn thần, cù lao Tiên Tổ, thành tâm sắm lễ, hương, hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.
Chúng con kính mời: Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, làm ăn phát tài, gia đình hòa thuận.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).
Lễ vật trong mâm cúng rằm tháng 6 gồm những gì?
Cũng giống như những rằm “nhỏ” khác trong năm, lễ vật trong mâm cúng ngày rằm tháng 6 tương đối đơn giản và câu nệ là phải có lễ vật này, lễ vật kia. Gia chủ có gì cúng nấy, giàu sang thì lễ vật cầu kỳ, khó khăn thì bình hoa, đĩa bánh.
Theo truyền thống tín ngưỡng tâm linh của Ông bà ta để lại, vào ngày này, gia chủ chỉ cần chuẩn bị:
- Trái cây
- Hoa tươi
- Nước
Quan trọng nhất vẫn là lòng thành và sự thành tâm của gia chủ để cầu xin tổ tiên ông bà linh thiêng phù hộ cho gia đình được sung túc, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.
Đồ Cúng Việt hi vọng qua những tóm tắt ngắn ngọn của chúng tôi về lễ cúng rằm tháng 6, quý gia chủ sẽ giải đáp được những thắc mắc liên quan đến lễ cúng. Tùy vào tín ngưỡng của từng gia đình mà lễ vật và cách cúng có ít nhiều sự khác nhau.
Xem thêm: Cúng rằm mùng 1 tháng 10