Không phải ai cũng biết cách cúng cô hồn ngoài sân chuẩn tâm linh và chọn bài văn khấn cô hồn ngoài trời chuẩn xác. Do đó, Đồ Cúng Việt sẽ hướng dẫn bạn đọc hiểu hơn về những điều này qua bài viết dưới đây.
Trong văn hóa tín ngưỡng truyền thống của người Việt, lễ cúng cô hồn không chỉ là nghi thức tâm linh mà còn thể hiện lòng thành kính và từ bi đối với những vong hồn chưa siêu thoát. Cúng cô hồn ngoài sân giúp tạo không gian thanh tịnh và mang lại sự an lành cho gia đình. Vậy, cần chuẩn bị mâm cúng cô hồn và bài văn khấn cô hồn ngoài trời ra sao?
CHỌN MỤC BẠN MUỐN ĐỌC
Cúng cô hồn để làm gì?
Theo thuyết “Âm Dương Ngũ Hành”, con người được cho là có hai phần: hồn và xác. Khi qua đời, hồn rời khỏi xác và tiếp tục tồn tại. Linh hồn có thể lên trời, đầu thai kiếp khác hoặc bị đày xuống địa ngục tùy vào nghiệp mà người đó đã tạo ra khi còn sống. Tuy nhiên, người ta cũng tin rằng nếu một người chết oan uổng hoặc do nghiệp xấu, linh hồn của họ có thể không được thế giới nào tiếp nhận, phải lang thang vô định, chịu đói rét không nơi nương tựa và thường quấy phá người sống, những linh hồn này được gọi là cô hồn.
Vì tin vào sự tồn tại của linh hồn, phần lớn người Việt Nam duy trì tục lệ cúng tổ tiên và người thân đã khuất, dù đôi khi việc này không phù hợp với giáo lý của một số tôn giáo họ theo.
Cúng cô hồn không chỉ mang tính nhân đạo, giúp đỡ những linh hồn khốn khổ, mà còn được xem như một hình thức xoa dịu mong họ sớm đầu thai chuyển kiếp và tránh bị các oan hồn quấy phá, hoặc thậm chí để mong được sự hỗ trợ từ họ. Chính vì vậy, có những gia đình kinh doanh thường xuyên cúng cô hồn, đặc biệt là vào dịp Rằm tháng Bảy âm lịch hàng năm.
Cúng cô hồn vào thời gian nào?
Cúng cô hồn, còn gọi là cúng thí thực, được tổ chức vào ngày mùng 2 và 16 hàng tháng, nhưng đặc biệt vào tháng 7 Âm lịch, lễ cúng này được tổ chức lớn nhất trong năm, vì đây là thời điểm được coi là “tháng xóa tội vong nhân”.
Theo quan niệm dân gian, thời gian tốt nhất để cúng cô hồn là vào buổi chiều tối, từ 17h đến 19h, trong giờ Dậu. Đây là thời điểm “nhập nhoạng”, khi ánh sáng bắt đầu mờ dần, thuận lợi để các cô hồn có thể thụ hưởng lễ vật. Ngược lại, vào ban ngày, ánh sáng mặt trời khiến các linh hồn từ âm phủ mới lên yếu ớt, khó có thể nhận được đồ cúng.
Lưu ý: trong tháng 7 Âm lịch, lễ cúng cô hồn nên diễn ra từ mùng 2 đến trước 12h trưa ngày 15/7, vì sau thời điểm này, cánh cửa Quỷ Môn Quan sẽ đóng lại, khiến các linh hồn không thể thụ nhận được lễ vật nữa.
Mâm cúng cô hồn tháng 7, mùng 2 và 16 gồm những gì?
Theo kinh nghiệm dân gian, mâm cúng cô hồn vào ngày mùng 2 và 16 hàng tháng thường được chuẩn bị một cách đơn giản chỉ với cháo, bánh kẹo và vài món lễ nhỏ. Tuy nhiên, riêng trong tháng 7 (Âm Lịch), mâm cúng cô hồn được tổ chức long trọng hơn với nhiều lễ vật đa dạng và phong phú. Dưới đây là một số lễ vật mà bạn có thể tham khảo để chuẩn bị cho mâm cúng tháng cô hồn 7 ngoài trời:
- Đĩa trái cây ngũ quả.
- Đĩa bánh kẹo.
- Đĩa đường thẻ.
- Đĩa trái cây thí thực: Cốc, ổi, mía, đậu, khoai lang.
- Bình hoa cúc.
- Đĩa muối gạo.
- Nhang đèn.
- Trà, rượu, nước.
- Bộ giấy cúng vong linh.
- Gà luộc chéo cánh.
- Heo quay.
- Bánh hỏi.
- Cháo trắng.
Một số người cho rằng lễ cúng cô hồn nên cúng đồ chay, nhưng theo thầy Thích Pháp Hòa, Cúng cô hồn thì cúng đồ gì cũng được, không cần phải phân biệt giữa cúng chay hay cúng mặn. Quan trọng nhất là không thể thiếu chén cháo loãng, bởi trong 12 loại cô hồn có những loại quỷ đói với cổ họng nhỏ như “cây kim” nhưng bụng thì lớn như “cái trống”. Vì vậy, họ chỉ có thể ăn cháo loãng mà không thể nuốt thức ăn khác được.
Lưu ý: Tuỳ vào quan niệm từng người mà bạn lựa chọn, điều chỉnh cho phù hợp với phong tục địa phương và tín ngưỡng của mình!
Một số hình ảnh thực tế mâm cúng cô hồn
Bài văn khấn cúng cô hồn ngoài trời
Bài văn khấn cô hồn là một văn bản hoặc lời cầu nguyện được sử dụng trong các nghi lễ nhằm cầu xin cho những linh hồn chưa siêu thoát, thường là những linh hồn của người đã khuất không còn nơi nương tựa hoặc không có con cháu thờ cúng. Văn khấn cô hồn được chia thành hai loại chính: Bài văn khấn hàng tháng vào mùng 2 hoặc 16 và bài văn khấn cô hồn vào tháng 7 ngoài trời.
Mỗi bài văn khấn có một mục đích riêng, vì vậy cần phải phân biệt rõ để bảo đảm ý nghĩa của buổi lễ không bị sai lệch.
Văn khấn cô hồn mùng 2 và 16 hàng tháng
Văn khấn cô hồn tháng 7 ngoài trời
Một số bài viết liên quan:
Một số lưu ý khi cúng cô hồn ngoài sân
- Chuẩn bị số lượng đồ cúng cô hồn theo số lẻ: Số lượng đồ cúng thường phải là số lẻ (ví dụ: 3, 5, 7) vì theo quan niệm dân gian, số lẻ tượng trưng cho sự chưa trọn vẹn, dành cho những linh hồn lang thang.
- Không nên gọi tên người thân trong lúc cúng: Trong quá trình khấn cúng, tránh gọi tên người thân để không mời gọi những linh hồn không mong muốn.
- Không ăn đồ cúng: Đồ cúng cô hồn, người trong nhà không nên ăn sau khi đã cúng xong, vì theo quan niệm dân gian, những thứ này đã thuộc về các linh hồn vậy nên mới có hoạt động “giật cô hồn” rất vui vào tháng 7 hàng năm để chia đồ ăn cho mọi người.
- Rải gạo muối, cháo: Bạn hãy rải gạo và muối ra các hướng khác nhau ngoài sân, nhằm phân phát cho các vong linh, tránh để họ tụ tập lại một chỗ. Cháo loãng có thể được đổ ra ngoài đường hoặc lên các cành cây, nhánh tre. Dần dần, phần cháo này sẽ vơi dần đi, theo quan niệm dân gian, đó là dấu hiệu cho thấy các cô hồn đã đến thụ hưởng lễ vật.
Cúng cô hồn ngoài sân là một nghi lễ truyền thống trong văn hóa Việt Nam, lễ cúng này nhằm tưởng nhớ và an ủi các linh hồn không nơi nương tựa, không người thờ cúng, giúp họ được sớm siêu thoát. Ở nhiều nơi, người dân sẽ đặt bàn cúng ngoài sân hoặc ngoài trời để thể hiện lòng từ bi và chia sẻ.
Hy vọng qua bài viết này, quý đọc giả sẽ hiểu rõ hơn về lễ cúng cô hồn (cúng thí thực) từ mâm cúng, cách thức cúng cho đến bài văn khấn cúng cô hồn ngoài trời được Đồ Cúng Việt chia sẻ ở bên trên. Nhờ đó, gia chủ có thể tự chuẩn bị một lễ cúng đầy đủ và chu đáo, với lòng thành kính, mang lại sự bình an cho tâm hồn.