Lễ Cúng Tuần Đầu: [Chi tiết] về Nguồn Gốc, Lễ Vật và Văn Khấn

Văn khấn cúng tuần đầu

Lễ cúng tuần đầu hay còn gọi là lễ cúng thất đầu tiên kể từ ngày người thân mất. Tùy vào truyền thống tín ngưỡng của gia đình và văn hóa của vùng miền sẽ có ít nhiều sự khác nhau nghi lễ cúng tuần đầu. Ở bài viết này, Đồ Cúng việt sẽ giải đáp cho quý gia chủ về các thắc mắc: Nguồn gốc của tục cúng tuần cho người mới mất? Mâm cúng, lễ vật và văn khấn cúng tuần đầu thế nào đúng chuẩn tâm linh?

Hãy cũng đọc và tham khảo để lễ cúng thất đầu tiên được trọn vẹn và đầy đủ ý nghĩa nhất.

Nguồn gốc của lễ cúng tuần đầu
Nguồn gốc của lễ cúng tuần đầu

Nguồn gốc của lễ cúng tuần đầu của người mới mất

Lễ cúng tuần đầu là lễ cúng quan trọng có nguồn gốc từ Trung Quốc, sau đó du nhập vào Việt Nam và được gìn giữ qua các thế hệ. Theo quan niệm tâm linh, bất cứ linh hồn nào cũng vậy, sau khi mất cũng bị xét xử tội tại điện Diêm Vương. Nếu khi còn sống, người ngày sống tốt thì sẽ nhanh chóng đươc siêu thoát, còn nếu sống ác thì sẽ ở lại địa phủ chịu đọa đầy, giải hết nghiệp chướng thì mớ được đầu thai.

Theo “Địa Tạng Bồ Tát Nguyện Bản Kinh” thì nếu như người nhà muốn cho người thân đã khuất có thể giảm bớt những thống khổ họ phải chịu đựng có thể tụng kinh niệm Phật hoặc tu sám hối pháp hướng về người đã mất.

Cúng thất tuần đầu cúng giống như đang tích 7 phần công đức, trong đó người cúng hưởng 6 phần và người đã khuất hưởng 1 phần.

Ý nghĩa của cúng thất
Ý nghĩa của cúng thất

Ý nghĩa của tục cúng tuần đầu là gì?

Tục cúng tuần đầu người mới mất cho người thân đã mất mang ý nghĩa giúp cho người thân đã mất bớt chịu được những thống khổ, giảm nhẹ được những đọa đầy ở dưới âm phủ, thanh thản và nhanh siêu thoát hơn.

Trong thời gian 49 ngày kể từ ngày mất, linh hồn người mất vẫn còn quanh quẩn trong nhà, vẫn còn hưởng được mùi đồ ăn. Do vậy, cúng thất hay cúng cơm hàng ngày cho người mới mất thì họ vẫn có thể hưởng được.

Thông thường, vào ngày cúng thất, gia đình nên mời thầy cúng, thầy chùa có đức hạnh hiểu biết về nghi lễ để thực hiện lễ cúng.

Xem thêm: Cúng 49 ngày gồm những gì? Cúng 49 ngày như thế nào là Đúng?

Cách thực hiện lễ cúng thất đầu người mới mất

Mâm cúng thất có thể là mâm cúng chay hoặc mâm cúng mặn. Với những gia đình truyền thống và tôn thờ đạo Phật, gia chủ thường chuẩn bị mâm cúng chay.

Lễ vật trong mâm cúng đơn giản cũng được, cầu kì cũng được miễn sao là bày tỏ được lòng thành của con cháu, tạ ơn với người đã khuất.

Trong suốt buổi lễ, con cháu sẽ ở cạnh để làm theo hướng dẫn của thầy chùa, nghiêm túc và không đùa cợt, không đùa giỡn, thành tâm cầu phúc cho vong linh đã mất. Ngoài ra, trong lúc cúng, con cháu khấn cầu người đã mất được bình an, may mắn và nhiều thành công.

Nếu không thể mời thầy chùa về nhà cúng thì hãy xin thầy bài văn khấn để gia chủ tự làm lễ siêu thoát cho người mất.

Văn khấn cúng tuần đầu
Văn khấn cúng tuần đầu

Văn khấn lễ cúng tuần đầu

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

Hôm nay là ngày….tháng….năm….., âm lịch tức ngày…..tháng….năm…………….dương lịch.

Tại (địa chỉ):……………………………………………………

Con trai trưởng (hoặc cháu đích tôn) là………vâng theo lệnh của mẫu thân (nếu là mẹ hoặc phụ mẫu nếu là cha), các chú bác, cùng anh rể, chị gái, các em trai gái dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy.

Nay nhân ngày lễ Chung Thất (lễ Tốt Khốc) theo nghi lễ cổ truyền, có kính cẩn sắm các thứ lễ vật gồm:…………………………..

Kính dâng lễ mọn biểu lộ lòng thành.

Trước linh vị của Hiển:………………… chân linh

Xin kính cẩn trình thưa rằng:

Núi Hỗ sao mờ, nhà Thung bóng xế. (Nếu là cha)/ Núi Dĩ sao mờ, nhà Huyên bóng xế. (nếu là mẹ)

Tình nghĩa cha sinh mẹ dưỡng, biết là bao;

Công ơn biển rộng, trời cao khôn xiết kể.

Mấy lâu nay: Thở than trầm mộng mơ màng;

Tưởng nhớ âm dương vắng vẻ.

Sống thời lai lai láng láng, hớn hở chừng nào!

Thác thời kể tháng kể ngày, buồn tênh mọi lẽ!

Ngày qua tháng lại, tính đến nay Chung Thất tới tuần;

Lễ bạc tâm thành gọi là có nén nhang kính tế.

Xin mời: Hiển………………………………………………

Hiển……………………………………………………………..

Hiển………………………………………………………………

Cùng các bị Tiên linh, Tổ Bá, Tổ Thúc, Tổ Cô và các vong linh phụ thờ theo Tiên Tổ cùng về hâm hưởng.

Kính cáo; Liệt vị Tôn thần: Táo Quân, Thổ Công, Thánh sư, Tiên sư, Ngũ tự Gia thần cùng chứng giám và phù hộ cho toàn gia được mọi sự yên lành tốt đẹp.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Cần lưu ý gì khi thực hiện lễ cúng tuần đầu?

  • Mâm cơm cúng phải được đặt dưới bàn thờ, không đặt trực tiếp lên trên nhưng cũng không được đặt dưới đất.
  • Cắt cử người trông mâm cơm cúng, tránh để chó mèo chạm vào đồ ăn và rơi vỡ các lễ vật trên mâm cúng.
  • Thức ăn phải được nấu chín, đặt lên mâm mang lên luôn, không bốc nhón thức ăn cúng.
  • Phòng thờ và bàn thờ thực hiện lễ cúng phải lau dọn sạch sẽ. Hướng đặt mâm cúng phải nghe theo lời của thầy chùa.
  • Trong suốt thời gian thực hiện lễ cúng, các thành viên trong gia đình phải nghiêm túc, thành kính và cầu nguyện để người mất nhanh được siêu thoát.
  • Nếu không mời được thầy chùa thì gia chủ nên xin thầy bài văn khấn tục cúng tuần đầu để tự thực hiện lễ cúng.
Điều kiêng kỵ khi cúng tuần đầu
Điều kiêng kỵ khi cúng tuần đầu

Đồ Cúng Việt hy vọng qua bài viết này, quý gia chủ sẽ lần lượt giải đáp được những thắc mắc của mình về nghi lễ cúng giỗ tuần đầu cho người mưới mất. Cúng thất đầu mang ý nghĩa sâu sắc về mặt tâm linh, cầu nguyện để người mất nhanh được siêu thoát, siêu thoát thành kiếp khác.

Xem thêm: [Cúng 100 ngày]: A-Z Cách tính ngày, Cách cúng & Điều cần lưu ý

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *