Giật cô hồn tháng 7 là gì? Giựt cô hồn có bị sao không

Giật cô hồn có xui không

Phong tục quen thuộc của người Việt vào tháng 7 âm lịch đó chính là giật đồ cúng cô hồn. Nhưng rất ít ai hiểu giật cô hồn có nguồn gốc từ đâu? Lưu ý cần biết khi giật cô hồn là gì? Theo dõi ngay bài viết dưới đây của Đồ Cúng Việt để hiểu rõ nhé!

Giật cô hồn rằm tháng 7 là gì? Để làm gì?

Giật cô hồn (tên gọi khác là “giựt cô hồn”) nghi thức không thể thiếu vào tháng 7 âm lịch (hàng năm). Đây được xem là lễ cúng chúng sinh, hay còn được gọi là lễ “xá tội vong ân”.

Theo quan niệm dân gian, tháng cô hồn (tháng 7) là thời điểm âm phủ mở cửa cho các vong hồn tự do đi về thăm gia đình. Tuy nhiên, không phải vong hồn nào cũng có gia đình để về thăm, nên những vong hồn không nơi nương tựa sẽ được gọi là cô hồn.

Theo quan niệm của người xưa, việc tổ chức lễ cúng chúng sinh chính là việc giúp đỡ các linh hồn vất vưởng, đói khát và không nơi nương tựa. Nên ngoài việc cb mâm cúng mời người thân trở về thăm gia đình, người ta sẽ chuẩn bị thêm mâm cúng cho các vong linh.

Trước khi lễ cúng kết thúc, gia chủ bưng ra mâm lễ ra đường để trẻ con tranh nhau. Người xưa quan niệm rằng trẻ con rất yêu đời, vui vẻ nên các cô hồn rất thích trẻ con.

Gia chủ khi tổ chức lễ cúng cô hồn sẽ được hưởng nhiều may mắn nếu có trẻ con tranh giựt cô hồn, vì những cô hồn thích thấy trẻ vui vẻ, hào hứng và hài lòng. Nhiều người còn cho rằng việc cho trẻ ăn đồ cúng giúp chúng được phù hộ và khoẻ mạnh.

Giật cô hồn là gì
Giật cô hồn là gì

Giựt cô hồn có xui không? Nguồn gốc của giựt cô hồn

Giật cô hồn không mang đến điềm xui xẻo và nó là nét đẹp văn hóa của người Việt. Là một phần trong lễ cúng chúng sinh Không liên quan đến giựt đồ của ma. Hãy coi đây là một nét đẹp của văn hóa truyền thống, giữ gìn và duy trì nó.

Theo chuyên gia văn hóa dân gian, nguồn gốc của phong tục “giật cô hồn” bắt nguồn từ quan niệm dân gian của dân tộc Việt Nam vào tháng 7 âm lịch. Lễ cúng cô hồn được thực hiện nhằm giúp đỡ những linh hồn vất vưởng, đói khát và lang thang.

Người ta tin rằng nếu mâm cúng cô hồn có người giật, những điều không may, xui xẻo sẽ được “giựt” theo bởi những linh hồn cô đơn, không nơi nương tựa. Điều này sẽ giúp gia chủ tránh được những xui xẻo trong cuộc sống.

Từ quan niệm này, phong tục giật cô hồn ra đời và trở thành nghi thức không thể thiếu. Qua phong tục này, con người hy vọng mang lại may mắn và giúp các linh hồn vất vưởng có thể an vui, hạnh phúc, cũng như hỗ trợ và động viên trong cuộc sống hậu thế.

Giật cô hồn có ý nghĩa gì?

Giật cô hồn là một nghi lễ linh đình và đông vui tập trung hàng trăm người tham gia. Với quan điểm rằng việc thực hiện đúng cách sẽ tránh được sự ám ảnh và vong xui vào nhà, may mắn hơn trong công việc làm ăn buôn bán.

Tháng cô hồn là tháng u ám, bầu không khí sẽ tránh u ám hơn, vui tươi hơn khi tục giật cô hồn được diễn ra. Tục giựt cô hồn luôn được trẻ em yêu thích, vì đây là cơ hội nhận đồ ăn vặt.

Giật cô hồn còn mang ý nghĩa giúp đỡ trẻ em và những người nghèo khổ, thể hiện lòng nhân ái và lòng tốt bên trong mỗi người. Hành động này làm phước, tích đức và tạo điều thiện trong cuộc sống.

Khi giật cô hồn cần lưu ý những gì để tránh xui rủi

Lưu ý khi giựt cô hồn
Lưu ý khi giựt cô hồn

Dưới đây là một vài lưu ý khi giật cô hồn mà bạn nên nắm rõ để tránh vi phạm:

  • Tránh mâu thuẫn, ẩu đả, duy trì tinh thần hòa thuận và tôn trọng nhau.
  • Lưu ý không lợi dụng giật cô hồn để cướp giật tài sản của người khác.
  • Không giật khi lễ cúng chưa hoàn tất, tôn trọng sự chuẩn bị và nghi lễ của gia đình.
  • Thực hiện giựt cô hồn một cách văn minh, tôn trọng ý nghĩa linh thiêng của lễ cúng.
  • Đừng coi đây là cách kiếm tiền, hãy xem nó là việc làm tạo phước lộc.
  • Cẩn trọng với hoạt động giật cô hồn “online”, đảm bảo tính minh bạch và uy tín, tránh rơi vào lừa đảo hoặc vi phạm quy định pháp luật.

Nghi thức cúng cô hồn chuẩn mà bạn nên biết

Buổi chiều tối là thời gian thích hợp nhất. Lúc này ánh sáng dịu đi, các cô hồn có thể dễ dàng nhận hương quả từ người cúng. Tránh cúng vào buổi sáng hoặc trưa vì khi có nhiều ánh sáng, cô hồn không dám tiến đến.

Nghi thức cúng cô hồn:

  1. Đặt mâm cúng cô hồn ở ngoài sân, để cô hồn từ khắp nơi có thể đến nhận lễ.
  2. Gia chủ cần ăn mặc lịch sự, trang phục chỉnh tề, tránh mặc quần cộc. Không để người già, trẻ con hay phụ nữ mang thai gần, vì có thể bị cô hồn quấy rối.
  3. Gia chủ đứng giữa mâm cúng, chắp tay đưa lên ngang trán, sau đó vái ba cái và đọc văn khấn. Cuối cùng, lạy 4 lạy và vái thêm 3 vái.

Lưu ý: Mâm cúng cô hồn phải được đặt ở ngoài sân, để tránh việc cô hồn lưu trú trong nhà gây nhiều điều bất lợi cho gia chủ. Và cũng tiện cho các vong hồn nhận lễ hơn. Để đảm bảo các linh hồn nhận lễ, gạo và muối cũng phải được rắc ở 4 hướng.

Vừa rồi Đồ Cúng Việt đã thông tin đến bạn về tục giật cô hồn tại Việt Nam vào tháng 7 âm lịch hàng năm. Hãy truy cập docungviet.vn thường xuyên để cập nhật thêm nhiều kiến thức thú vị nhé!

Nguồn tham khảo: Internet


Một số câu hỏi thường gặp

Có những điều cần tránh trong quá trình cúng cô hồn?

  • Trong quá trình cúng cô hồn, hãy tránh những hành vi thiếu tôn trọng, như nói chuyện ồn ào,… Hãy duy trì không khí trang nghiêm và tôn nghiêm đối với lễ nghi.

Đồ ăn giật cô hồn có ăn được không?

  • Có! Đồ ăn từ mâm cúng sau khi giựt đều có thể sử dụng một cách bình thường.

Người công giáo có cúng cô hồn không?

  • Không! Người công giáo không cúng cô hồn.

Tháng cô hồn có nên cắt tóc không?

  • Không! Cái răng, cái tóc là gốc con người việc cắt tóc vào tháng cô hồn dễ bị ma quỷ trêu.

Tháng cô hồn có nên mua xe không?

  • Không! Vào tháng cô hồn các việc như xây nhà, mua xe,… đều phải tránh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *