Cúng rằm trung thu vào lúc nào cho đúng? Chuẩn bị những gì?

Trung thu

Tổ chức rằm trung thu hàng năm là nét đẹp truyền thống của dân gian người Việt mình. Vì thế những lễ cúng này luôn được lưu truyền cho đến ngày nay. Vậy cúng rằm trung thu vào lúc nào. Cùng Đồ Cúng Việt tìm hiểu, ý nghĩa, thời gian, mâm cúng cần chuẩn bị và các cúng như nào nhé.

Ý nghĩa của ngày rằm trung thu.

Việc tổ chức lễ cúng cũng mang nhiều ý nghĩa quan trọng trong đời sống của gia đình. Cũng như đời sống tâm linh của chúng ta. Vậy bắt đầu từ khi nào và ý nghĩa ra sao thì không hẳn ai cũng hiểu được như nào.

Bắt nguồn khi nào.

Cho đến hiện nay, vẫn chưa ai có thể xác minh rõ ràng được.  Lễ tết Trung Thu bắt nguồn từ văn minh lúa nước của văn hóa Việt Nam hay tiếp nhận từ Trung Hoa. Có ba truyền thuyết chính được người ta biết đến nhiều nhất để nói về Trung Thu đó là Hằng Nga và Hậu Nghệ, vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng và Sự tích về chú Cuội của Việt Nam.

Ý nghĩa .

Việc tổ chức lễ cúng rằm Trung Thu có từ xa xưa nên mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng với chúng ta từ đời sống cho đến tín ngưỡng tâm linh.

Những ý nghĩa của ngày cúng rằm cho Trung Thu gồm có:

– Mang lại niềm vui cho gia đình nhất là những bé nhỏ tuổi có ý nghĩa đặc biệt.

– Giữ gìn được nét đẹp truyền thống của văn hóa Việt từ nghìn đời nay.

– Tạo nêm tâm lý và có các thần linh phù hộ cho bạn và gia đình mình.

– Tạo gần gũi không gian của gia đình cũng như anh em gần xa.

Cúng rằm trung thu vào tháng mấy ngày mấy?

Thời gian cúng cho ngày trung thu vào ngày nào không hẳn ai cũng biết mà chuẩn bị. Vì thế chúng tôi Đồ Cúng Việt trả lời cho bạn.Cúng rằm trung thu vào lúc nào thì. Thời gian cúng và ngày cúng rằm để bạn và gia đình biết và chuẩn bị.

Cúng rằm Trung thu được tổ chức đúng vào ngày 15/8 Âm lịch hàng năm (Rằm tháng 8).

Và thường diễn ra các hoạt động như sau:

  • Thời điểm mát mẻ, công việc mùa màng đã xong. Và chờ đợi mùa thu hoạch.
  • Theo truyền thống Vào ngày tết này. Người ta tổ chức bày cỗ, trông trăng.
  • Là thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ.
  • Tổ chức các trò vui chơi múa lân, múa sư tử, hay múa rồng.
  • Nơi để các em vui chơi thoả thích.

Xem thêm: Danh sách lễ vật Cúng trung thu ? Nguồn gốc, ý nghĩa ?

Cúng rằm trung thu gồm những gì?

Để thể hiện được hiểu biết cũng như kế thừa nét đẹp truyền thống của dân gian Việt mình thì. Việc bạn chuẩn bị lễ vật hay các mâm cúng để cúng rằm trung thu. Là điều cần thiết và cũng là để thể hiện lòng thành tâm của bạn và gia đình.

mâm cúng trung thu

Mâm cúng rằm trung thu.

Theo như truyền thống xưa không đặt nặng về mâm cúng mặn trong ngày Rằm tháng 8 như ngày Rằm tháng 7 hay Tết cổ truyền. Ẩm thực đặc trưng của ngày này là mâm bánh trái để trẻ con phá cỗ, vui Trung thu. Nên bạn chuẩn bị 1 mâm cúng chay cũng đã thể hiện lòng thành của mình.

Danh sách lễ vật trong mâm cúng ngày rằm trung thu như sau:

  • Trái cây trang trí mâm ngũ quả
  • Hoa cúc kim cương
  • Nhang rồng phụng tươi
  • Bộ giấy tiền cúng
  • Đèn cầy
  • Gạo hũ trắng
  • Trà khô
  • Rượu Vodka
  • Nước chai
  • Bánh kẹo
  • Hũ sứ
  • Lư xông trầm sứ
  • Trầm hộp
  • Trầu cau
  • Chè
  • Xôi gấc đậu xanh
  • Cháo trắng.

Cùng lễ vật cúng rằm trung thu thì bạn và gia đình chuẩn bị thêm mâm cúng cúng gia tiên. Cùng chúng tôi tìm hiểu xem mâm cúng gia tiên có gì nhé.    

Mâm cúng gia tiên.

Trong thành phần mâm cúng gia tiên. Thì tùy điều kiện của mỗi người mỗi gia đình mà chuẩn bị cho hợp lý. Nhưng những thứ thành phần không thể thiếu và được lưu truyền và là phong tục nét đẹp của văn hoán Việt.

Những lễ vật mâm cúng gia tiên cần phải có như sau:

  • Bánh nướng, bánh dẻo, là món quan trọng nhất trong mâm cỗ dịp Trung Thu
  • Xôi cốm, món ăn không thể thiếu trên mâm cỗ Tết Trung Thu xưa nay chính là món xôi cốm.
  • Các loại đèn, là đặc trưng để trang trí cho bắt mắt như đèn ông sao, đèn cù, đèn con thỏ… được thắp nến tỏa ánh sáng lung linh

Những thứ lễ vật trên cần phải có và là bắt buộc kết hợp với mâm cơm mặn các món thường ngày là đầy đủ làm cho mâm cúng tươm tất, và ý nghĩa hơn cho lễ cúng rằm Trung Thu trọn vẹn.

Tiếp theo đây Đồ Cúng Việt gửi tới bạn và gia đình nhữn lời văn khấn ý nghĩa cho ngày cúng rằm để bạn chuẩn bị tốt hơn.

Bài văn cúng rằm trung thu.

Những câu lời nói lúc làm lễ cúng rất quan trọng đối với 1 buổi lễ cúng. Nó không chỉ là thể hiện những gì mong muốn của gia chủ để thể hiện lòng thành tâm. Mà nó còn thể hiện sự hiểu biết, am hiểu cũng như thể hiện sự quan tâm chuẩ bị của bạn.

Nội dung trong bài văn với lễ cúng rằm Trung Thu như sau:

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Chúng con xin kính lạy chín phương Trời, chúng con xin kính lạy mười phương Chư Phật,

Chúng con xin kính lạy Hoàng thiên hậu Thổ chư vị Tôn thần,

Chúng con xin kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, chúng con xin kính lạy  ngài Bản xứ Thổ địa, chúng con xin kính lạy  ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

Chúng con xin kính lạy Cao Tằng Tổ khảo, chúng con xin kính lạy Cao Tằng Tổ Tỷ.

Chúng con xin kính lạy Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại,

Tín chủ khai khấn

Tín chủ/chúng con là:… Ngụ tại:…

Hôm nay là ngày Rằm tháng Tám gặp tiết Trung Thu hàng năm tín chủ/chúng con thành tâm sắm lễ,những lễ vật hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án. Chúng con xin kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương. Chúng con xin kính mời ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Chúng con cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ… cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng. Xin các ngài độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Với bốn mùa không hạn ách, với tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.

Chúng con lòng thành chuẩn bị những lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!


Tiếp theo, chúng tôi giới thiệu bạn và gia đình với cách cúng rằm sao cho đúng để cho bạn có các nghi thức và hành lễ cho đúng và chuẩn.

cúng trung thu

Cách cúng rằm trung thu vào lúc nào cho chuẩn.

Với các bước thao tác hay chuẩn bị những thứ cần thiết để làm lễ cúng rằm trung thu.

Các bước khi cúng rằm.

Khi cúng rằm các bạn và gia đình cần thực hiện theo các bước như sau:

– Chọn ngày cúng rằm trung thu và 15-8 âm lịch theo truyền thống.

– Chuẩn bị các lễ vật có trong mâm cúng rằm trung thu.

– Chuẩn bị bài văn khấn cúng rằm trung thu chuẩn với nội dung như trên.

– Gia chủ bày biện các lễ vật ra bàn thắp nhang đèn

-Đọc bài cúng văn khấn cho rằm trung thu có nội dung trên.

– Sau khi hết hương nhang thì mang giấy tiền đi hóa vàng để tạ lễ.

Lưu ý khi cúng rằm Trung Thu.

Theo các nhà phong thủy thì cúng rằm Trung thu thì không phải kiêng kỵ quá nhiều mà gia chủ cần nhớ đó là:

  • Không nên ăn thịt các loài như chó, mèo, trâu, … trong rằm Trung Thu.
  • Nên cúng bằng 2 loại thịt đó là : thịt lợn và thịt gà.
  • Mâm cỗ cúng Rằm Trung Thu không cần bày vẽ nhiều.
  • Quan trọng nhất vẫn là lòng thành tâm của gia đình.

Trên đây Đồ Cúng Việt giới thiệu với bạn và gia đình ý nghĩa của việc tổ chức cúng ngày rằm tết Trung Thu. Cũng như giải đáp cho bạn cúng rằm trung thu vào lúc nào để bạn chuẩn bị các lễ vật, mâm cúng. Cũng như chuẩn bị  lời văn hay ý đẹp, thể hiện lòng thành tâm.

Xem thêm: Tết Đoan Ngọ mồng 5 tháng 5

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *