Theo truyền thống của ông bà ta, lễ cúng rằm tháng 10 là lễ cúng lớn trong năm, được chuẩn bị chỉnh chu và mang nhiều sự khác biệt so với các lễ cúng khác. Đây chính là dịp để quý Phật tử và các thành viên trong gia đình hướng về Phật pháp, cầu nguyện sự bình an và may mắn.
Nếu quý gia chủ đang muốn tìm hiểu những vấn đề xoay quanh lễ cúng này thì hãy cùng đọc và tham khảo bài viết dưới đây của Đồ Cúng Việt. Bao gồm: Nguồn gốc của lễ cúng rằm, mùng 1 tháng 10 âm lịch? Văn khấn và chuẩn bị lễ vật thế nào cho đúng chuẩn tâm linh?…
CHỌN MỤC BẠN MUỐN ĐỌC
Nguồn gốc của lễ cúng rằm mùng 1 tháng 10
Ông bà ta quan niệm rằng, tháng 10 âm lịch sẽ có 3 lễ cúng lớn:
- Ngày mùng 1/10: Lễ cúng mùng 1 hàng tháng, nhằm cầu mong những điều tốt lành.
- Tết Trùng Lập (10/10): Hay còn gọi là Tết Cơm Mới và Tết Thầy thuốc tháng 10.
- Tết Hạ Nguyên (15/10): Hay còn gọi là ngày rằm tháng 10.
Ngày cúng rằm tháng 10 năm 2024 theo lịch dương:
- Ngày cúng rằm tháng 10 rơi vào ngày 27 tháng 11 năm 2024 theo lịch dương.
Theo đúng truyền thống tín ngưỡng, ông bà ta sẽ thực hiện lễ cúng vào ngày mùng 1 và ngày rằm tháng 10. Thật ra, ngày 15/10 không phải là ngày Phật Đản lớn nhất trong năm, nhưng vào ngày này, quý Phật tử cả nước cũng cùng nhau trang trí chùa, dâng lễ Phật và nghe giảng Phật pháp.
Các hoạt động diễn ra vào ngày rằm tháng 10 (Tết Hạ Nguyên)
Vào ngày Tết Hạ Nguyên, mọi người sẽ cùng nhau làm từ thiện, ăn chay niệm Phật. Tu tâm dưỡng tính và nhờ đức chư Phật bảo hộ, độ trì, ông bà tổ tiên che chở. Bên cạnh đó, đây cũng chính lễ cúng để các thành viên trong gia đình cầu siêu cho những người đã mất và bày tỏ lòng thành kính của mình với tổ tiên ông bà.
“Ân giáo dưỡng một đời nên huệ mạng. Nghĩa sinh thành muôn kiếp khó đáp đền.”
Theo truyền thống Phật giáo, lễ cúng rằm tháng 10 sẽ được diễn ra tại chùa để quý Phật tử cùng nhau về chùa để nghe Phật pháp và noi gương theo Phật. Bên cạnh đó, với những người không theo đạo Phật thì chúng ta có thể thực hiện lễ cúng tại gia để bày tỏ lòng thành lên tổ tiên ông bà.
Văn khấn cung rắm mùng 1 tháng 10 chuẩn tâm linh
Sau đây, Đồ Cúng Việt xin gửi đến quý gia chủ đầy đủ các bài văn khấn trong lễ cúng rằm, mùng một tháng 10 chi tiết nhất. Nội dung các bài văn khấn tương đối dài và khó nhớ, do vậy, quý gia chủ nên in ra khổ giấy A4 cho dễ đọc và trọn vẹn ý nghĩa.
Văn khấn Tết Hạ Nguyên mùng 1 tháng 10
[phần bg_color=”rgb(255, 255, 218)” border=”1px 1px 1px 1px” border_style=”dashed” border_color=”rgb(0, 0, 0)”]
“Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con kính lạy chín phương trời, mười phương Phật.
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị tôn thần.
Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ thổ địa, ngài Bản gia táo quân cùng chư vị Tôn thần.
Con kính lạy Cao tằng tổ khảo, Cao tằng tổ tỷ, thúc bá, đệ huynh, cô di, tỷ muội họ nội, họ ngoại.
Tín chủ chúng con là… ngụ tại…
Hôm nay là ngày mồng mười/rằm tháng Mười là ngày Tết Cơm mới/Tết Hạ Nguyên
Chúng con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, nấu cơm gạo mới, trộm nghĩ:
Cây cao bóng mát
Quả tốt hương bay
Công tài bồi xưa những ai tạo
Của quý hóa nay con cháu hưởng
Ơn trời đất Phật Tiên, chư vị Tôn thần
Sau nhờ ơn tổ tiên gây dựng, kể công tân khổ biết là bao
Đến nay con cháu dồi dào, hưởng miếng trân cam
Nay nhân mùa gặt hái
Gánh nếp tẻ đầu mùa
Nghĩ đến ơn xưa
Cày bừa vun xới
Sửa nồi cơm mới
Kính cẩn dâng lên
Thường tiên nếm trước
Mong nhờ tổ phước
Hòa cốc phong đăng
Thóc lúa thêm tăng
Hoa màu tươi mới
Làm ăn tiến tới
Con cháu được nhờ
Lễ tuy đơn sơ
Tỏ lòng thành kính.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, chư vị Đại vương, ngài Bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con mời các cụ tổ khảo, tổ tỷ, chư vị hương linh tiên ngoại họ…, cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng hiện về chứng giám, tâm thành thụ hưởng lễ vật. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!”.
[/phần]
Văn khấn Thổ Công và các vị thần mùng 1 tháng 10
Nam mô A Di Đà Phật ! Nam mô A Di Đà Phật ! Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy) – Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. – Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần. – Con kính lạy ngài Đông Thần Quân – Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch – Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần – Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần – Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này. Tín chủ (chúng) con là:…… Ngụ tại: ……… Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật!(kèm 3 lạy).
Hôm nay là ngày … tháng … năm … tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa. Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này. Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót thương tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Văn khấn gia tiên mùng 1 tháng 10
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy) – Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Tín chủ (chúng) con là:…… Ngụ tại:…… Hôm nay là ngày ….. gặp tiết ….. (ngày rằm, mồng một), tín chủ con nhờ ơn đức trời đất, chư vị Tôn thần, cù lao Tiên Tổ, thành tâm sắm lễ, hương, hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án. Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật. Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, làm ăn phát tài, gia đình hòa thuận. Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).
– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn Thần.
– Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển Tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ)
Chúng con kính mời: Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Lễ vật trong lễ cúng rằm mùng 1 tháng 10 gồm những gì?
Lễ vật trong mâm cúng rằm mùng 1 hàng tháng thường khá đơn giản và không câu nệ phải có lễ vật này, lễ vật kia,… nhà có gì cúng nấy. Thông thường, các lễ vật cơ bản gồm hương hoa, trầu rượu, nước, hoa quả.
Tuy nhiên với những gia đình kinh doanh, buôn bán hay chủ cửa hàng,… họ thường chuẩn bị lễ vật kỹ hơn. Ngoài các lễ vật cơ bản thì sẽ có xôi chè, bánh kẹo, các món chay.
Đồ Cúng Việt hi vọng qua bài viết này, quý gia chủ sẽ lần lượt giải đáp được những thắc mắc của mình về lễ vật và văn khấn cúng rằm mùng 1 tháng 10. Mỗi lễ cúng điều mang ý nghĩa tâm linh riêng, do vậy quý gia chủ nên tìm hiểu kĩ và thực hiện lễ cúng trọn vẹn ý nghĩa.