Cúng Ông Chuồng Bà Chuồng: [A-Z] Cách cúng, lễ vật, văn Khấn

Cúng ông Chuồng bà Chuồng

Cúng Ông Chuồng Bà Chuồng là một trong những lễ cúng quan trọng của các gia đình ở vùng quê vào ngày Tết. Ông bà ta quan niệm rằng, khi con người chúng ta ăn tết thì trâu bò ngoài chuồng cũng phải được ăn tết. Vậy lễ cúng này diễn ra vào ngày nào, lễ vật, cách cúng và văn khấn cúng thế nào? Hãy cùng đọc và tham khảo bài viết dưới đây của Đồ Cúng Việt .

Nguồn gốc của lễ cúng tết Bò
Nguồn gốc của lễ cúng tết Bò

Lễ cúng Ông Chuồng bà Chuồng có nguồn gốc từ đâu? Ý nghĩa

Việt Nam là một nước đi lên từ nền nông nghiệp văn minh lúa nước. Thời xa xưa, khi ông bà ta chưa có các thiết bị máy cày máy bừa như hiện nay thì trâu bò hỗ trợ người nông dân để cày bừa. Chính vì thế, dân gian cũng có câu: “Con Trâu là đầu cơ nghiệp” là vậy. Trâu bò như là một người bạn tinh thần với quý gia chủ.

Vào ngày Tết, khi chúng ta được vui chơi ăn tết thì gia chủ cũng muốn trâu bò ngoài chuồng được ăn tết cùng. Do vậy, thường vào sáng mùng 3 hoặc mùng 4 Tết, gia chủ sẽ chuẩn bị lễ vật để tạ ơn Ông Chuồng Bà Chuồng.

Tùy vào phong tục cũng như văn hóa vùng miền mà thời gian cúng và lễ vật cúng ít nhiều cũng có sự khác nhau. Qúy gia chủ cũng đừng quá ngạt nhiên về điều này nhé.

Ngoài ra lễ cúng này còn có tên gọi khác là Tết Trâu (Tết bò), lễ cúng này được gìn giữ qua nhiều thế hệ, thể hiện nét văn hóa tín ngưỡng tâm linh. Tuy nhiên, cuộc sống ngày càng hiện đại, các gia đình đã không còn nuôi trâu bò nhiều như lúc trước. Vì thế cúng tết ông chuồng bà chuồng cũng ít được tổ chức như trước.

Cúng ông Chuồng bà Chuồng
Cúng ông Chuồng bà Chuồng

Mâm cúng tết Ông Chuồng Bà Chuồng gồm những gì?

So với các lễ cúng khác, tết Ông Chuồng Bà Chuồng thường có lễ vật đơn giản hơn các lễ cúng này. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, đặc sản vùng miền mà gia chủ có thể chuẩn bị lễ vật.

  • Nhang đèn.
  • Trái cây.
  • Thúng gạo.
  • Giấy tiền vàng bạc.
  • Trà rượu hay bánh tét với đường.

>> Xem thêm: [Cúng khoan giếng]: Hướng dẫn [A-Z] Lễ vật, văn khấn & Cách cúng

Cách cúng Ông Chuồng Bà Chuồng đúng chuẩn tâm linh

Tất cả lễ vật sẽ được bày soạn trên một mâm cúng đặt trang nghiêm trước cổng của chuồng nuôi gia súc, gia cầm, thường thì đặt trước chuồng bò hoặc chuồng trâu. Gia chủ sẽ thắp hương, châm rượu và vái lạy ông chuồng đã giúp bảo vệ vật nuôi được khỏe mạnh trong năm cũ, đồng thời cũng cầu mong những điều tốt đẹp nhất cho vật nuôi trong năm mới.

Sau khi cúng và khấn vái xong, gia chủ sẽ giữ lại vãng mã đó và dán lên thanh gỗ trước cổng chuồng trại chứ không đốt đi. Những tờ giấy cúng này được xem như “nồi hương” nơi ông chuồng ngự giá, sau một năm sẽ được thay mới vào ngày tết. Đây là điểm khác nhất so với các lễ cúng khác.

Cách cúng Ông Chuồng Bà Chuồng
Cách cúng Ông Chuồng Bà Chuồng

>> Xem thêm: Cúng Động Thổ Xây Mộ: [A-Z] Lễ cúng, Văn Khấn và Cách Cúng

Văn khấn cúng Ông Chuồng Bà Chuồng “bản gốc”

Nội dung bài văn khấn nào cũng vậy, nội dung bài cúng, chúng tương đối dài và khó nhớ. Chính vì vậy, gia chủ nên in bài văn khấn ra giấy A4 để dễ đọc và thực hiện lễ cúng một cách chỉnh chu hơn.

Nội dung BÀI VĂN KHẤN CÚNG ÔNG CHUỒNG BÀ CHUỒNG cụ thể như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

……………Thành, ……………..huyện, ………………..xã, ………………….thôn, ……………………xứ chi nguyên.

Tuế thứ……………….niên, ……………ngoạt, ……….Nhựt

Tư nhơn tín chủ…………………………..cùng toàn gia đẳng

Cung lễ tạ thần quan chuồng trại Xuân niên

Thành tâm cẩn dụng phẩm vật, hương đăng, thanh chước thứ phẩm chi nghi.

Cẩn ủy chủ bái ……………………..cẩn dĩ phỉ nghi

VỌNG TẠ CHI VỊ

Cung vọng chư vị Ngưu lang thần quan, Trư lang thần quyện chi thần
Quách nguyên canh chưởng chúa Ngưu Lang trư cùng chủ lang Lục súc chi thần
Cặp thập loại hộ trì đồng lai phối hưởng
Xin chư vị phò hộ: Ngưu-Trư-Lục súc gia cầm ……….

Chung niên phát triển thành đạt.

PHỤC VỌNG CÁO VU

Ghi chú: Cúng chuồng trại không có hoa quả, áo binh. Giấy cúng có bán sẵn.

Khi cúng vào dâng hương, bái 4 bái rồi rót rượu, vái xong bái 2 bái rồi người cúng tránh đi nơi khác. Sau đó vào rót nước bái tạ 4 bái, cũng tránh đi nơi khác khoảng 1 phút, lại đốt giấy. Bưng cơm cúng cũng như ít thức ăn đỗ vào cho heo, gà ăn. Còn trâu, bò phải có bó rau hay cỏ, cúng xong bỏ vào cho ăn.

Lạc hồng viên, nghĩa trang lạc hồng viên, lạc hồng viên hòa bình.

Văn khấn cúng tết bò
Văn khấn cúng tết bò

Có thể nói rằng lễ cúng Ông Chuồng Bà Chuồng không còn quá phổ biến như ngày xưa, tuy nhiên với những gia đình còn gìn giữ nét tín ngưỡng này thì họ luôn chỉnh chu trong chuẩn bị lễ vật và cách cúng. Đồ Cúng Việt hy vọng qua bài viết này, quý gia chủ có thể giải đáp được những thắc mắc của quý gia chủ về lễ Tết Trâu này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *