Cúng Giao Thừa Ngoài Trời Quay Hướng Nào?

Mâm cúng giao thừa gồm có những gì?

Cúng giao thừa ngoài trời quay hướng nào để được hưởng phước lành may mắn, hợp phong thủy là câu hỏi mà rất nhiều gia chủ quan tâm bởi đây là một trong 3 lễ cúng quan trọng nhất cuối năm. Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Đồ Cúng Việt để được giải đáp nhé!

Ý nghĩa cúng giao thừa, cúng ở đâu trước?

Vào thời khắc giao thừa, tức đúng 12 giờ đêm hôm 30 tháng Chạp. Theo phong tục truyền thống của người Việt sẽ cúng Giao thừa. Còn được gọi là lễ Trừ Tịch, đây là một nghi thức quan trọng.

Cúng Giao thừa ngoài trời hay trong nhà đều mang ý nghĩa bỏ đi những điều không tốt của năm cũ và đón những điều tốt đẹp trong năm mới. Mọi người cùng nhau vui vẻ sum họp chờ đón thời khắc năm mới.

Ngoài ra cúng Giao thừa là lúc thỉnh mời thần linh, gia tiên về chung vui cùng gia đình trong ngày quan trọng đầu năm. Còn là dịp dâng lễ tạ ơn và cầu mong những điều tốt lành cho gia đình bình an trong năm tới.

Đây là một trong những lễ cúng quan trọng nhất trong dịp Tết Nguyên Đán. Mọi gia đình sẽ chuẩn bị bao gồm mâm cúng trong nhà và cúng ngoài trời. Bất cứ gia đình người Việt nào vào dịp tết đến xuân về đều đòan viên với gia đình, tổ chức cúng Giao thừa.

Các gia chủ phải lưu ý thực hiện nghi lễ giao thừa ngoài sân trước nhằm “nghênh tân, tiễn cửu” tức là đón thần mới, tiễn thần cũ. Sau đó mới làm nghi lễ giao thừa trong nhà cho đúng phong tục nhé.

Cúng giao thừa ngoài trời quay hướng nào?
Cúng giao thừa ngoài trời quay hướng nào?

Cúng giao thừa ngoài trời quay hướng nào?

Đối với mâm lễ vật cúng ngoài trời thì vào đúng giờ Tý (12 giờ đêm ngày 30 Tết), các gia đình đặt mâm cúng trước cửa nhà.

Nếu gia đình ở chung cư, bạn hãy đặt mâm cúng ở ban công hoặc tại sảnh lớn của tòa nhà mình ở.

Theo văn hóa người Việt thì cúng Giao thừa ngoài trời thường theo hướng Đông Bắc (hướng Bắc cúng Thượng Đế, hướng Đông cúng Thiên Tử) hoặc hướng chính Nam.

Khi tiến hành lễ cúng, bạn chú quay mặt về 2 hướng Đông Bắc hoặc chính Nam chứ không phải để con gà hay đĩa xôi quay về hướng đó.

Sau khi chọn được hướng hợp sắp mâm cúng ngay ngắn, gia chủ tiến hành nghi thức cúng. Nội dung lễ cúng gồm báo cáo thần linh, gia tiên xin phép tiễn đưa thần cũ, đón thần mới.

Bạn nên chuẩn bị trước văn khấn giao thừa cho buổi lễ được chỉnh chu. Bài khấn có nội dung tạ ơn phước lành của chư vị thần linh che chở cho toàn gia trong năm đã qua, cầu xin điềm lành trong năm mới đến.

Nội dung bài văn khấn chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn tham khảo mục bên dưới nhé.

Xem thêm: Mâm cúng giao thừa gồm những gì

Bài lễ giao thừa ngoài trời

Nam mô A Di Đà Phật ( 3 lần )

Con kính lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con xin kính lạy toàn thảy các Thần linh cai quản khu vực này .

Nay là giờ phút Giao thừa năm … Toàn gia chúng con gồm … Hiện đang ngụ tại …

Vào phút thiêng Giao thừa vừa tới, năm cũ qua đi, đón mừng năm mới. Nhân buổi tân Xuân, chúng con thành tâm sửa soạn hương hoa vật phẩm, dâng lên trước Án, đốt nén tâm hương dốc lòng bái thỉnh.

Nhân đây chúng con xin đồng cảm tạ ơn đức các vị phù hộ che chở cho toàn gia chúng con trong năm vừa qua. Mọi điềm dữ được hóa lành, vận hạn xui được giảm bớt.

Chúng con kính mời tất cả các Thần linh cai quản cùng bách linh trong khu vực này. Cúi xin chư vị nghe lời mời giáng lâm trước án, thụ hưởng lễ vật. Phù hộ độ trì cho toàn gia chúng con năm mới được an khang thịnh vượng, vạn sự như ý.

Cầu chư vị độ cho chúng con mọi duyên thuận lợi, công việc hanh thông. Người người được bình an, tháng ngày được hưởng lợi lộc. Quanh năm không hạn ách nào tới, tám tiết điềm lành tiếp ứng. Cúi xin chứng giám .

Nam mô A Di Đà Phật ( 3 lần )

 

Cầu bình an năm mới
Cầu bình an năm mới

Xem thêm: Văn khấn giao thừa ngoài trời

Mâm lễ vật giao thừa ngoài trời gồm có gì?

Mâm lễ vật Giao thừa ngoài trời, nhằm tiễn thần cũ đã cai quản hạ giới và đón vị thần cai quản mới xuống tiếp tục công việc. Mâm lễ này cúng cần trang trọng để thể hiện lòng thành kính.

Cụ thể mâm lễ vật ngoài trời đêm giao thừa bao gồm:

  • Mâm ngũ quả
  • Nhang trầm thơm
  • Hoa tươi
  • Lư cắm nhang
  • Đèn/nến
  • Trầu cau
  • Muối gạo
  • Trà rượu
  • Bánh mứt
  • Vàng mã, quần áo, giấy cúng Giao thừa
  • Gà trống luộc
  • Xôi nếp, bánh Chưng, bánh Tét
Mâm cúng giao thừa gồm có những gì?
Mâm cúng giao thừa gồm có những gì?

Nếu bạn là phật tử có thể chuẩn vị và cúng mâm lễ chay. Nếu bạn cúng thí bách linh cô hồn nữa thì chuẩn bị thêm quần áo, phỏng ngô, cóc mía ổi, khoai hay đậu luộc,…

Trên đây dịch vụ Đồ Cúng Việt đã giúp bạn giải đáp câu hỏi “Cúng giao thừa ngoài trời quay hướng nào? Cần chuẩn bị gì?” Mong rằng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn có được kinh nghiệm quý giá để chuẩn bị cho dịp Tết năm nay.

Xem thêm: Cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước là ĐÚNG?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *