Gạo muối cúng xong thì làm gì? Cách rắc gạo muối như thế nào? Đó chính là thắc mắc của hầu hết các gia đình khi thực hiện nghi lễ cúng thần linh. Vậy đâu sẽ là câu trả lời cho những thắc mắc trên, hãy cùng Đồ Cúng Việt giải đáp qua bài viết sau đây.
CHỌN MỤC BẠN MUỐN ĐỌC
Lễ cúng có cần gạo muối không?
Câu trả lời đó là CÓ. Gạo muối là lễ vật không thể thiếu trong lễ cúng giao thừa, nhà mới, đầy tháng, ông táo,.. điều này được giải thích như sau:
- Gạo và muối là hai loại thực phẩm gắn liền với đời sống con người để duy trì sự sống. Dân gian ta có câu ”Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”. Vì theo quan niệm của người xưa, muối có thể xua đuổi tà ma, đem lại nhiều may mắn cho gia đình.
- Gạo muối cúng cho chúng sinh để vong linh no đủ, chúng ta cúng gì thì vong linh sẽ nhận vậy.
- Là cách nhớ ơn những tiền nhân khai sinh ra nền văn minh lúa nước, rải gạo muối có hai cách hiểu. Có người thì hiểu rải chia cho cô hồn các thụ bác hưởng, cách thứ hai là động tác gieo mùa của truyền thống nền văn minh lúa nước.
Gạo muối cúng xong thì làm gì?
Khi đã biết được lễ cúng có cần gạo muối rồi thì điều cần biết tiếp theo đó là câu hỏi gạo muối cúng nhà mới, đầy tháng, ông táo, giao thừa xong làm gì? Đáp án chính là rải muối gạo sau khi làm lễ.
Xem thêm: Cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước là ĐÚNG?
Cách rải gạo muối sau cúng như thế nào?
Theo phong tục, sau khi cúng giao thừa xong, quý gia chủ trộn chung giữa gạo và muối lại với nhau, đem rải thí trước sân, trước bàn cúng. Khi thực hiện việc rải muối và gạo cộng với việc chúng ta niệm Phật sẽ làm cho vong hồn sau khi nhận bố thí sẽ kéo đi và không quấy nhiễu gia chủ nữa.
Xem thêm: Cúng giao thừa ngoài trời quay hướng nào?
Cúng giao thừa là gì? Ý nghĩa của lễ giao thừa
Cúng giao thừa là truyền thống tín ngưỡng có từ rất lâu đời của người Việt Nam. Đây chính là một trong những lễ cúng mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong dịp Tết Nguyên Đán.
Cúng giao thừa hay còn gọi là Trừ tịch, trừ đi những điều kém may mắn và cầu nguyện sự bình an.
Về mặt tâm linh, cúng giao thừa là để chào đón vị Hành Khiển mới xuống cai quản thay cho vị quan cũ và rước ông bà tổ tiên về dự tết đoàn viên cùng gia đình.
Lễ vật nào cần có trong lễ giao thừa?
Như đã nói ở trên, lễ cúng giao thừa được thực hiện trong nhà và cả ngoài sân. Do vậy, chúng ta cũng cần phải lưu ý vấn đề này và chuẩn bị các lễ vật cần thiết, chuẩn tâm linh để dâng lên quan hành khiển và thần linh ông bà.
Sau đây, Đồ Cúng Việt xin gửi đến quý gia chủ các lễ vật mâm cúng giao thừa cần phải có như sau:
- Mâm cúng giao thừa ngoài trời gồm các lễ vật như ngũ quả, hoa tươi, nhang, nến hoặc đèn dầu, trầu cau, gà trống luộc hay thịt heo luộc điều được, xôi, bánh chưng, rượu và một số món ăn truyền thống khác tùy vào gia chủ
- Mâm cúng giao thừa trong nhà thường sẽ bao gồm những món ăn mặn ngày tết: bánh chưng, ngũ quả, chả giò, trầu cau, bánh kẹo, rượu bia,…
Thông qua bài viết này, Đồ Cúng Việt hi vọng quý gia chủ giải đáp được thắc mắc cúng giao thừa, nhà mới, ông táo có cần gạo muối không, gạo muối cúng xong thì làm gì? Việc chuẩn bị lễ vật và tuân thủ theo nghi lễ cúng giao thừa đặc biệt quan trọng, góp phần tạo nên đúng ý nghĩa của lễ cúng.
Mọi sự thắc mắc và cần hỗ trợ, quý khách hàng có thê liên hệ theo số Hotline: 1900.3010 để được tư vấn và hỗ trợ.
Xem thêm: Cúng giao thừa lúc mấy giờ? Không cúng giao thừa có sao không?