Ông bà ta quan niệm rằng, kể từ ngày sinh đến 3 tháng 10 ngày sẽ là khoảng thời gian mà mẹ và bé ở cữ. Sau khoảng thời gian này, mẹ và bé có thể tiếp xúc nhiều hơn với môi trường bên ngoài và với mọi người. Do vậy, vào ngày này, gia đình sẽ làm lễ cúng đầy cữ 3 tháng 10 ngày để tạ ơn các Bà Mụ và Đức Ông.
Vậy lễ cúng mụ 3 tháng 10 ngày có khác gì so với lễ cúng mụ bình thường? Cách tính ngày cúng mụ 3 tháng 10 ngày như thế nào? Lễ vật gồm những gì? Hãy cùng đọc và theo dõi bài viết sau của Đồ Cúng Việt.
Đồ Cúng Việt – là dịch vụ chuyên mâm cúng đầy tháng, mâm cúng thôi nôi, mâm cúng đầy cữ… trọn gói theo yêu cầu của quý khách hàng tại với nhiều chi nhánh trên cả nước, bạn có thể xem cụ thể chi nhánh ở 10 tỉnh trên cả nước tại đây.
CHỌN MỤC BẠN MUỐN ĐỌC
Cúng đầy cử 3 tháng 10 ngày là gì? Ý nghĩa?
Mỗi một lễ cúng điều mang một ý nghĩa khác nhau và đánh dấu sự phát triển của bé. Cúng đầy cử khi bé được 3 tháng 10 ngày trở thành truyền thống tín ngưỡng của có từ rất lâu đời của ông bà ta ngày xưa.
Ông bà ta quan niệm rằng, mỗi đứa trẻ sinh ra điều nhận được sự uốn nắn, che chở và bảo bọc của Các Bà Mụ và Các Đức Ông. Do vậy, cúng mụ vào ngày này chính là lễ tạ ơn các vị thần này.
Ngày nay, lễ cúng mụ 3 tháng 10 ngày không còn phổ biến như ngày xưa nữa, Cuộc sống ngày càng hiện đại, thế hệ trẻ đang dần đơn giản hóa các lễ cúng nếu thật sự không cần thiết. Cúng mụ đầy cử chỉ còn diễn ra ở một số gia đình. Hiện nay, phần lớn gia đình Việt Nam điều chỉ thực hiện cúng đầy tháng và thôi nôi.
- Xem thêm: Lễ cúng thôi nôi ở miền trung
Cách tính ngày cúng mụ 3 tháng 10 ngày chuẩn nhất?
Khi thực hiện lễ cúng đầy cử cho bé thì điều quan trọng đầu tiên đó chính là phải biết cách tính ngày cúng mụ cho bé. Vậy tính ngày cúng mụ như thế nào là đúng, Đồ Cúng Việt xin hướng dẫn cụ thể như sau:
Đơn giản hơn cách tính ngày cúng đầy tháng và tính ngày cúng thôi nôi, khi tính ngày cúng đầy cử cho bé được 3 tháng 10 ngày đó chính là tính đủ 3 tháng kể từ ngày sinh rồi cộng thêm 10 ngày nữa (cúng 100 ngày) nếu là tháng đủ còn trong trường hợp tháng thiếu thì các bậc cha mẹ nên phải cộng thêm ngày nữa thì mới đủ.
Ví dụ: Bé sinh vào ngày 12/4 Âm Lịch thì ngày hết cữ của mẹ và bé là ngày 22 tháng 7 Âm lịch.
Lễ vật trong mâm cúng đầy cữ 3 tháng 10 ngày cho bé gồm những gì?
Lễ vật trong mâm cúng mụ 3 tháng 10 ngày có lễ vật cúng giống như cúng đầy tháng. Tuy nhiên, lễ vật cúng cho bé trai sẽ khác với bé gái ở chỗ loại chè trong mâm cúng. Cụ thể như sau:
- Trái cây, hoa quả (tuyệt đối không được dùng đồ giả).
- Nhang trầm
- Đèn cầy
- Gạo hủ
- Muối hủ
- Giấy cúng cơ bản
- Bộ 13 đôi hài và váy áo 3D
- Trà, rượu nếp, nước chai.
- Trầu cau têm cánh phượng
- Chè (bé trai là chè đậu, bé gái là chè trôi nước)
- Xôi ( xôi chè: 12 phần nhỏ, 1 phần lớn)
- Gà luộc
- Bánh kẹo
- Heo quay miếng (12 miếng nhỏ và 1 miếng lớn)
- Bánh hỏi.
Nhằm để tri ân khách hàng và tạo nên sự khác biệt, ngày nay, Đồ Cúng Việt còn “sáng tạo” thêm những chiếc bánh bao có hình hài khác nhau, tạo điểm nhấn cho mâm cúng.
Xem thêm:
Văn khấn cúng đầy cữ 3 tháng 10 ngày cho bé
Việc chuẩn bị trước bài văn khấn cho buổi cúng là cần thiết để nghi thức cúng diễn ra hoàn hảo và trang trọng. Bạn có thể tham khảo bài cúng đầy tháng cho bé của dịch vụ Đồ Cúng Việt sau đây:
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Chúng con kính lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa
Chúng con kính lạy Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa
Chúng con kính lạy Đệ tam Thiên Mụ đại tiên chúa
Chúng con kính lạy Tam thập lục cung các vị Tiên Nương
Hôm nay, là ngày ….. tháng ….. năm …… là ngày lành tháng tốt
Vợ chồng chúng con gồm có …… sinh được con (trai, gái) đặt tên là ………
Chúng con đang ngụ tại ………………………………………………………
Hôm nay, nhân ngày đầy tháng cho bé chúng con thành tâm sắm bày biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trước án, trước bàn toạ các chư vị Tôn thần kính cẩn chúng con tâu trình:
Nhờ ơn mười phương chư Phật, các vị Thánh hiền, các vị Tiên Bà, các đấng Thần linh, Thổ công địa mạch, Thổ địa chính thần, Tiên tổ nội ngoại, cho con sinh ra cháu, tên là………sinh vào ngày ……… được mẹ tròn, con vuông.
Chúng con thành tâm cúi xin chư vị tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật , các ngài phù hộ độ trì, các ngài vuốt ve che chở cho cháu được ăn ngon, ngủ yên, hay ăn chóng lớn, vô bệnh vô tật, vô ương, vô hạn, vô ách, phù hộ cho cháu bé được tươi đẹp, thông minh, sáng láng, thân mệnh bình yên, cường tráng, kiếp kiếp được hưởng vinh hoa phú quý. Gia quyến chúng con được an bình, điềm lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu tan, bốn mùa không nghĩ lo.
Xin thành tâm kính lễ, dám xin được chứng cho lòng thành.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Nghi lễ cúng mụ 3 tháng 10 ngày cho bé trai, bé gái
Sau khi chuẩn bị lễ vật xong, người thực hiện lễ cúng mụ cho bé sẽ thắp 3 nén hương và bế cháu ra trước. Người cúng sẽ đọc văn khấn cúng Mụ. Sau đó, vái 3 vái rồi đợi đến lúc tàn 3 tuần hương thì lễ tạ, hóa vàng mã và thụ lộc lễ cúng.
Bên cạnh đó, với những gia đình còn theo nét truyền thống thì họ còn thực hiện thêm một số phong tục sau:
- Bôi lá hẹ vào lợi cho trẻ nhỏ.
Vào thời điểm này, bé thường sẽ mọc răng, vì thế dễ bị sưng lợi và gây ra đau đớn. Bôi lá hẹ vào lợi sẽ hạn chế được những cơn sốt do mọc răng.
- Chọn người mát tay đút cho trẻ ăn.
Ông bà ta quan niệm rằng, người mát tay đút cho trẻ ăn thì trẻ sẽ ăn nhanh chóng lớn và không bị “kén” ăn. Tuy nhiên cần phải lưu ý ở đây chính là chúng ta chỉ nên cho bé ăn theo kiểu hình thức, đừng cho bé ăn nhiều vì đường tiêu hóa bé còn yếu.
Sau cúng đầy cử thì chắc chắn ba mẹ phải chuẩn bị cúng thôi nôi có bé khi bé tròn 1 tuổi tính từ ngày sinh, dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cúng thôi nôi cho cả bé trai và bé gái:
- Hướng dẫn chuẩn bị mâm cúng, cách cúng thôi nôi cho bé trai.
- Hướng dẫn chuẩn bị mâm cúng, cách cúng thôi nôi cho bé gái.
Đồ Cúng Việt hi vọng qua bài trên, quý gia chủ đã lần lượt giải đáp được những thắc mắc về lễ cúng đầy cữ 3 tháng 10 ngày của trẻ. Nếu quý khách hàng không có thời gian để chuẩn bị mâm cúng cho trẻ thì có thể đặt dịch vụ mâm cúng của chúng tôi.
- Xem thêm: Lễ cúng căn 3 tuổi cho bé trai, gái