Lễ cất nóc hay còn gọi là lễ Thượng Lương (trong tiếng Hán, “Thượng” là Trên, “Lương” có nghĩa là Xà nhà). Là ngày gác thanh giữa của nóc nhà với mái nhà dốc có kèo. Rất nhiều người muốn biết lễ cúng Thượng Lương này gồm những lễ vật nào, có ý nghĩa ra sao? Theo dõi ngay bài viết này nhé.
Việt Nam là một quốc gia thuộc nền văn minh lúa nước ở khu vực Đông Nam Á. Cũng như các nước trong khu vực, trong quá trình tồn tại và phát triển, xã hội của người Việt đã phải chịu sự chi phối rất lớn của thiên nhiên, bao gồm cả những yếu tố ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực.
Sự bất lực trong việc kiểm soát các diễn biến của tự nhiên đã dẫn đến sự hình thành quan niệm “vạn vật hữu linh”, cho rằng mọi sự việc xảy ra đều có sự ảnh hưởng của một vị thần nào đó, từ những chuyện ảnh hưởng đến cả cộng đồng cho đến chuyện riêng của từng cá nhân.
Vì thế việc thờ cúng cùng những phong tục có liên quan đến yếu tố tâm linh, đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Theo quan niệm người xưa, an cư thì mới lạc nghiệp nên các vấn đề liên quan đến điều này càng quan trọng hơn bao giờ hết. Trong đó, lễ cất nóc chính là điều mà tất cả các gia chủ đều phải băn khoăn và lo lắng, bởi không biết làm thế nào mới đúng ý nghĩa.
CHỌN MỤC BẠN MUỐN ĐỌC
Nguồn gốc ý nghĩa của lễ cất nóc lợp mái nhà
Lễ cất nóc hay còn gọi là lễ Thượng Lương, trong tiếng Hán, “Thượng” là Trên, “Lương” có nghĩa là Xà nhà. Là ngày gác thanh giữa của nóc nhà với mái nhà dốc có kèo. Ngày nay, lễ cất nóc chính là ngày đổ trần lợp mái; hoặc đổ bê tông sàn mái. Lễ cúng Thượng Lương miền Trung có ý nghĩa quan trọng với người dân nơi đây.
Nhiều người thường cho rằng truyền thống lễ cất nóc của người Việt có nguồn gốc ảnh hưởng từ Trung Quốc. Tuy nhiên thực tế đây là truyền thống của người Âu Mỹ.
Xuất phát từ truyền thống mỗi khi xây cất nhà cửa; người ta thường làm lễ đặt viên đá hoặc viên gạch đầu tiên; đặc biệt những công trình công cộng. Hành động này gọi là lễ đặt viên đá đầu tiên trước khi bắt đầu xây cất.
Ý nghĩa của lễ cúng thượng lương là gì?
Cũng như các lễ khởi công, lễ động thổ trong xây dựng, lễ thượng lương được tổ chức với mục đích là cầu mong mọi điều may mắn, thuận lợi đến với công trình.
Đồng thời, lễ thượng lương còn mang ý nghĩa tinh thần rất to lớn. Buổi lễ diễn ra được suôn sẻ sẽ khiến cho tâm lý con người trở nên an tâm hơn. Và từ đó họ có thể bắt tay vào công trình với tâm lý được thần linh phù hộ mà dốc lòng thi công.
Với những đơn vị thi công các công trình lớn, nhà cao tầng; thì việc tổ chức lễ cất nóc còn thể hiện sự cẩn thận, chỉnh chu, kỹ lưỡng, có tầm nhìn xa; và có niềm tin mọi sự may mắn, thuận lợi sẽ đến với công trình và khách hàng. Đây cũng là một yếu tố giúp khách hàng đánh giá cao, và tin tưởng vào chất lượng dịch vụ của các đơn vị thi công. Bây giờ thì bạn hiểu lợp mái nhà có cúng không rồi đấy.
Lưu ý khi tổ chức lễ cất nóc công trình
- Xem ngày lành, giờ tốt, tuổi hợp trước khi tổ chức
- Đồng thời, bạn hãy ghi nhớ rằng thời điểm của khung giờ đó phải
- Hợp với việc tạo tác
- Nhiều Cát thần
- Hợp với bản mệnh của người chủ sự
- Đủ điều kiện về xây dựng, tổ chức.
Chọn những ngày tốt như:Hoàng đạo, Sinh khí, Lộc mã, Giải thần…
Tránh ngày xấu: Hắc đạo, Sát thủ, Thổ cấm, Trùng tang, Hùng phục…
Lễ vật chuẩn bị cho mâm cúng thượng lương gồm những gì?
- 1 heo quay hoặc 1 con gà luộc.
- 1 mâm ngũ quả.
- 1 đĩa xôi/ bánh chưng.
- 1 hủ muối.
- 1 hủ gạo.
- 1 ly nước.
- 1/2 lít rượu trắng, bao thuốc, trà.
- 1 bộ quần áo Quan Thần Linh, mũ, hia tất cả màu đỏ, kiếm trắng.
- 1 bộ đinh vàng hoa; 5 lễ vàng tiền.
- 5 cái oản đỏ; 5 lá trầu; 5 quả cau.
- 5 quả tròn; 9 bông hoa hồng đỏ.
Bài văn khấn có nội dung gì?
Như vậy là Đồ Cúng Việt đã giải đáp thắc mắc của mọi người về lễ cúng Thượng Lương (lễ cất nóc, lợp mái) rồi đấy. Nếu như các bạn có nhu cầu tổ chức lễ cất nóc hay làm lễ cúng động thổ khởi công hãy gọi cho chúng tôi qua 1900 3010 để được tư vấn miễn phí và đặt hàng nhé.
Có thể bạn chưa biết: Bài Cúng Động Thổ Mượn Tuổi: Ý nghĩa, cách cúng và văn khấn